Dấu vết rượu 6.200 năm tuổi

Bất ngờ khi phát hiện dấu vết rượu có từ thời Đồ Đá Mới

3 phút, 25 giây để đọc.

La bàn, thuốc súng, sản xuất giấy và in ấn là bốn phát minh vĩ đại nhất của Trung Quốc cổ đại. Những phát minh của họ không chỉ làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của con người mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của con người. Theo kết quả nghiên cứu năm 2004 của Đại học Pennsylvania, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát minh ra phương pháp chưng cất và lên men để tạo ra rượu. Từ chất hữu cơ chứa trong các chai rượu cổ, họ tin rằng con người Trung Quốc đã uống rượu từ khoảng 9.000 năm trước.

Thêm nữa khi mới đây dấu hiệu rượu cổ đại tiếp tục đã phát hiện. Các nhà khảo cổ càng khẳng định thêm về văn hóa sinh hoạt của người cổ đại đã có mặt của “thức uống lên men”. Dưới đây là những kết quả mà các nhà khoa học đã tìm thấy tại Dikili Tash.

Dấu vết rượu 6.200 năm tuổi

Dấu vết rượu 6.200 năm tuổi

Dấu vết rượu 6.200 năm tuổi hé lộ những thông tin hữu ích về hoạt động nông nghiệp và tập tục ăn uống của người thời Đồ Đá mới. Các nhà khảo cổ hoàn tất phân tích mẫu rượu thu thập được từ đồ gốm khai quật ở khu định cư thời tiền sử Dikili Tash, miền bắc Hy Lạp năm 2013. Số rượu này tồn tại từ khoảng năm 4200 trước Công nguyên. Nó được coi là dấu vết cổ xưa nhất của rượu tại châu Âu. Dấu vết rượu ở Dikili Tash là một trong những chủ đề được nhắc tới tại sự kiện của Khoa Lịch sử và Khảo cổ thuộc Đại học Aristotle Thessaloniki diễn ra đầu tháng 6.

Dikili Tash nằm cách thành phố cổ Philippi gần 2km. Nơi đây có dân cư sinh sống từ năm 6500 trước Công nguyên. Nơi này là một gò đất khổng lồ do con người tạo ra. Nó cao khoảng 15m so với nền đất hiện tại và rộng khoảng 44.500m2. Đây là kết quả sau hàng nghìn năm con người xây dựng tại cùng một vị trí.

Các nhà khoa học đã biết Dikili Tash là địa điểm khảo cổ quan trọng thời kỳ Đồ Đá mới; từ hơn một thế kỷ trước. Tuy nhiên, họ chỉ mới khám phá những phần thấp nhất. Nó thuộc giai đoạn đầu và giữa thời Đồ Đá mới trong các chuyến khai quật gần đây. Giới chuyên gia chưa hiểu nhiều về dân cư ở Dikili Tash trong các giai đoạn này. Vì vậy, phát hiện mới cung cấp thêm một số thông tin hữu ích về cuộc sống thời xưa.

Bằng chứng về việc tiêu thụ rượu tại Dikili Tash

Bằng chứng về việc tiêu thụ rượu tại Dikili Tash

Một bằng chứng về việc tiêu thụ rượu tại Dikili Tash là hàng nghìn hạt nho và bã nho. Chúng còn sót lại trong một ngôi nhà. Các nhà khảo cổ cho biết, rượu mới được chuẩn bị trong chiếc bình lớn. Nước quả và bã bắt đầu lên men. Sau đó, một trận hỏa hoạn xảy ra, phá hủy ngôi nhà; nhưng dấu vết thực vật vẫn được bảo tồn suốt hơn 6.000 năm.

“Đây là phát hiện rất đáng chú ý về châu Âu thời tiền sử. Vì cho đến nay, đây là dấu vết cổ xưa nhất về việc sản xuất rượu ở châu Âu. Phát hiện mới cung cấp bằng chứng về sự phát triển sơ khai của các hoạt động nông nghiệp và tập tục ăn uống ảnh hưởng ra sao đến sự tiến hóa của xã hội”; Dimitra Malamidou, phụ trách chuyến khai quật Dikili Tash năm 2013, cho biết.

Ngoài dấu vết rượu ở Dikili Tash, một số bằng chứng đáng chú ý khác về rượu cổ trên thế giới gồm xưởng rượu 6.100 năm tuổi ở Armenia, mẫu rượu 6.000 năm tuổi tại Sicily và dấu vết của một loại rượu Trung Quốc 9.000 năm tuổi làm từ gạo, mật ong và hoa quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *