Biểu hiện dễ nhận biết của người có chỉ số đường huyết cao

Biểu hiện dễ nhận biết của người có chỉ số đường huyết cao

3 phút, 42 giây để đọc.

Chỉ số đường huyết mang ý nghĩa về lượng đường có trong máu của bạn. Nó không liên quan nhiều đến tốc độ phát triển của cơ thể. Nhưng nó chính là nguyên nhân để làm suy giảm tuổi thọ của chính chúng ta. Bạn đừng nghĩ rằng người nào béo ú, to con mới có chỉ số đường huyết cao. Thực tế đã cho thấy cho dù bạn là ai, nếu không cẩn trọng, máu bạn cũng có thể nhiễm đường. Vậy làm sao để dễ dàng nhận biết chỉ số đường huyết của mình đang vượt mức an toàn?

Chỉ số đường huyết là gì?

Đường (hay glucose máu ) là nguồn năng lượng chính của cơ thể đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho các cơ quan đặc biệt hệ thần kinh và tổ chức não bộ.

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút đặc biệt liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Lúc nào trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường và ảnh hưởng biến chứng đến nhiều cơ quan đặc biệt là thận mạch máu.

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index)

Dấu hiệu chỉ số đường huyết vượt ngưỡng an toàn

Khi thấy cơ thể thường xuyên xảy ra tình trạng này, bạn không nên chủ quan. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường.

Thường xuyên cảm thấy khát nước

Khát nước là một biểu hiện phổ biến khi lượng đường trong máu quá cao. Dù vừa uống nước xong bạn vẫn chưa thấy đã khát. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể tự động tách phần nước có trong tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Lúc này, các tế bào bị thiếu nước sẽ khích thích não và tạo tín hiệu khát nước không ngừng nghỉ.

Hay mệt mỏi

Nếu bạn ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý nhưng vẫn thấy mệt mỏi thì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường thường cảm thấy mất nước và mệt mỏi dù họ không làm việc gắng sức.

Bị giảm cân không rõ nguyên nhân

Khi lượng đường trong máu cao, trọng lượng cơ thể sẽ bị giảm đi một cách bất ngờ. Nguyên nhân là do cơ thể không thể sử dụng glucose một cách hiệu quả để cung cấp năng lượng. Do đó, nó bắt đầu đốt cháy chất béo dự trữ trong cơ thể, cuối cùng dẫn tới giảm cân.

Nếu bạn không ăn kiêng, không cố gắng tập luyện nhưng trọng lượng vẫn giảm không rõ nguyên nhân thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường.v

Màu da thay đổi

Tình trạng kháng insulin diễn ra trong cơ thể có thể dẫn đến sự thay đổi sắc tố da, đặc biệt là xung quanh cổ, các vùng khớp và chân. Nếu thay da đột nhiên bị sẫm màu, đừng chủ quan. Hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Suy yếu thị lực

Lượng đường trong máu tăng cao có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực. Nó làm tăng nguy cơ mất thị lực. Nếu thấy sự thay đổi đột ngột về tầm nhìn thì bạn đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có phương hướng điều trị.

Dấu hiệu chỉ số đường huyết vượt ngưỡng an toàn

Một số thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết

Trà xanh

Trà xanh chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa và giúp hạ đường huyết. Bệnh nhân tiểu đường nên uống trà xanh đều đặn mỗi ngày để giúp liểm soát đường huyết tôt hơn. Lưu ý, không nên uống trà quá đặc.

Mướp đắng

Theo các nghiên cứu, cấu trúc hóa học của dịch chiết từ mướp đắng có tác dụng tương tự insulin, giúp hạ đường huyết. So với các thực phẩm khác, tác dụng hạ đường huyết của mướp đắng là rất lớn.

Xem thêm tin tức về các loại bệnh tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *