Cá mập hổ

Cá mập hổ Đại Tây Dương không tìm chỗ tránh khi bão đến

3 phút, 28 giây để đọc.

Cá mập hổ – một trong những loài động vật hung dữ bậc nhất thế giới. Loài cá mập này sinh sống ở các đại dương trên thế giới. Chúng phổ biến sinh sống trên biển Đại Tây Dương. Loài động vật này có nhiều tên gọi như cá mập hoa, cá mập báo, cá nhám hổ. Loài cá mập báo có tên khoa học là Galeocerdo cuvier. Cá mập báo có kích thước chiều dài trung bình từ 3,25m, có trọng lượng lên tới vài trăm kilogam. Chúng là loài động vật ăn thịt, khiến cá sinh vật biển luôn tránh khi gặp phải. Galeocerdo cuvier có hàm răng sắc nhọn, dễ dàng săn bắt các động vật. Thức ăn của loài khá đa dạng như cá, hải cẩu, chim, cá mập nhỏ hơn, mực và rùa biển.

Ngoài biển Đại Tây Dương thường xuyên diễn ra các cơn bão. Các cơn bão gây ra những xáo trộn với mặt biển, khiến nhiều loài sinh vật tìm chỗ tránh. Chúng sẽ bơi sâu xuống biển, hay bơi đi xa khỏi vùng ảnh hưởng. Nhưng theo nghiên cứu mới đây, loài cá mập hổ không hề sợ bão. Chúng dường như thích những cơn bão. Khi đa số các loài đều tìm cách tránh bão, thì loài động vật này vẫn không hề di chuyển đi địa điểm khác.

Cá mập hổ dường như thích biển động và gió

Các nhà khoa học dự báo mùa bão Đại Tây Dương sẽ kéo theo những cơn bão dữ dội đến bờ biển đông Mỹ. Tuy nhiên, cá mập hổ nổi tiếng hung dữ không cần bơi đi tìm chỗ ẩn nấp. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Estuarine, Coastal and Shelf Science cho thấy một số loài cá mập lớn sẽ rời môi trường sống ven biển nông để tránh những cơn bão lớn. Tuy nhiên, cá mập hổ dường như rất thích biển động và gió, theo Guardian. “Chúng không hề nao núng”, một nhà nghiên cứu cho biết.

Loài cá mập hổ

Các nhà nghiên đã sử dụng thiết bị hiện đại để theo dõi hoạt động của cá mập hổ. Năm 2016, cơn bão Matthew càn quét vùng rìa phía tây bắc của vùng Little Bahama. Các nhà khoa học phát hiện sự hiện diện của cá mập hổ ở khu vực này “đồng nhất trước và trong cơn bão”. Matthew là cơn bão cấp 5 với sức gió đạt 266km/giờ. Ngay sau cơn bão, các nhà nghiên cứu nhận thấy “số lượng cá mập hổ mỗi ngày đều tăng gần gấp đôi”. Điều này khác hẳn với khả năng chống chịu bão lớn của cá mập bò, cá mập miệng bản lề, và cá mập đầu búa lớn ở gần Vịnh Biscayne ngoài khơi Miami.

Cá mập hổ đối đầu với cơn bão

Năm 2017, cơn bão Irma cấp 4 với sức gió 209 km/giờ đổ bộ vào Miami. Khi mắt của cơn bão di chuyển 140km về phía tây, “hầu hết cá mập ngụ tại vùng biển này đã di chuyển ra chỗ khác”, các nhà nghiên cứu cho biết. Các nhà khoa học phát hiện rằng không giống như các loài nhỏ thường chạy trốn khỏi vùng nước nông trong các cơn bão, cá mập lớn hơn lại đương đầu với cơn bão.

“Tôi rất ngạc nhiên khi thấy những con cá mập hổ lớn không di tản khi cơn bão đang ập xuống. Số lượng của chúng thậm chí còn tăng lên sau khi cơn bão đi qua. Chúng tôi nghi ngờ rằng cá mập hổ đã nhân cơ hội để tìm kiếm sinh vật chết trong cơn bão để ăn”, Neil Hammerschlag thuộc Đại học Miami, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Cá mập hổ không sợ bão

Các nhà khoa học dự đoán rằng biến đổi khí hậu ​​sẽ khiến sức mạnh và cường độ của các cơn bão ở bờ biển phía đông nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, tình trạng này cũng khiến cá mập trắng di chuyển đến các vùng biển mới. Khiến các quần thể động vật hoang dã có nguy cơ suy giảm đáng kể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *