Chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhất cho người bệnh viêm gan

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhất cho người bệnh viêm gan

6 phút, 46 giây để đọc.

Bộ phận gan trong cơ thể của chúng ta chính là một cơ quan hết sức quan trong, đóng vai trò trong tiêu hóa, giúp chuyển hóa hết mọi chất đang lưu hành bên trong cơ thể. Nếu như chúng ta có một lá gan khỏe mạnh, thì sẽ hấp thụ được tốt những chất dinh dưỡng được chúng ta nạp vào, bên cạnh đó cũng giúp đào thải được những chất độc hại, không cần thiết ra ngoài, giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn. Còn những người mắc bệnh viêm gan thì cơ thể sẽ rất khó hấp thu được các chất dinh dưỡng. Cho nên người mắc bệnh viêm gan, cần phải có được một chế độ ăn uống thật dinh dưỡng, đầy đủ nhất. Vì hai vấn đề này, có liên quan mật thiết với nhau.

Tất cả mọi thứ khi được tiêu hóa sẽ đều có ảnh hưởng đến bộ phận gan. Đây cũng chính là lý do chúng ta cần phải có được một chế độ ăn phù hợp, giúp bạn có được lá gan khỏe mạnh nhất.  Kết hợp thêm tập luyện thể dục thể thao một cách đều đặn sẽ tăng được mức năng lượng, giảm cho stress đối với gan, giảm được những biến chứng nguy hiểm liên quan tới bệnh gan.

Vì vậy, để có thể cải thiện được chất lượng cuộc sống chúng ta cần phải biết cách để chăm sóc bản thân giữ gìn, một cách kỹ càng cho những người bệnh viêm gan. Nhưng không phải ai cũng biết được cách để bảo vệ lá gan của mình, chính vì thế hôm nay zunelives, sẽ gửi đến bạn những cách để có thể chăm sóc bản thân, cũng như những thành viên trong gia đình được tốt hơn.

Đôi nét về căn bệnh viêm gan

Đôi nét về căn bệnh viêm gan

Viêm gan có thể là viêm gan do nhiễm virus hoặc viêm gan không do virus như: viêm gan do rượu và viêm gan tự miễn. Rượu có thể làm suy yếu gan và dễ bị nhiễm trùng ở gan. Với bệnh viêm gan virus, có 5 loại virus gây viêm gan là A, B, C, D và E. Mỗi loại có tính chất và khả năng gây bệnh khác nhau.

Bệnh gan tự miễn là bệnh do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công gan của bạn. Bệnh này hiếm gặp nhưng nó có thể dẫn đến chức năng gan giảm và làm tổn thương gan. Tùy theo thời gian kéo dài của bệnh mà người ta phân chia thành bệnh viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính. Mỗi thể bệnh có những đặc điểm riêng.

Vai trò dinh dưỡng ở người bệnh viêm gan

Gan được xem như là một nhà máy chế biến thức ăn và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi có bất kỳ một bệnh lý nào ở gan thì việc hoạt động của “nhà máy” sẽ đình trệ, nó cần thời gian để nhà máy được sửa chữa phục hồi. Trong thời điểm này nếu chế độ ăn không hợp lý sẽ làm tình trạng bệnh lý gan nặng hơn và sự phục hồi của gan kéo dài.

Về dinh dưỡng, bệnh nhân viêm gan nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm như: thịt cá, trứng, sữa… Đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua,… Giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán. Kiêng tuyệt đối rượu bia. Khi ốm cần phải sử dụng thuốc, phải hỏi ý kiến thầy thuốc để bảo đảm rằng loại thuốc đó không gây độc cho gan. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Vì gan là cơ quan có chức năng chính là xử lý và đào thải chất độc cho cơ thể. Nên khi bị ngộ độc thực phẩm gan sẽ phải làm việc nhiều hơn. Có thể đẩy nhanh thêm quá trình tổn thương ở gan.

Chế độ ăn uống dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan theo từng cấp độ

Chế độ ăn uống dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan cấp

Trong bệnh lý viêm gan cấp, “nhà máy” bị trục trặc đột ngột. Nên hoạt động bình thường của lá gan bị xáo trộn. Người bệnh cần giảm bớt mỡ, bơ, dầu,… Không nên ăn thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng súc vật, lòng đỏ trứng …

Cần tăng sử dụng một số chất để cung cấp đủ năng lượng. Giúp gan hồi phục tốt hơn như: tăng chất bột đường từ gạo, mật ong, trái cây ngọt, chuối.

Nên dùng những thức ăn giàu đạm có giá trị dinh dưỡng cao. Như lòng trắng trứng, thịt bò, thịt heo, thịt gà nạc, cá nạc, đậu hủ, sữa đã tách bơ.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp các khoáng chất và các vitamine A, D, B, C,… Là những yếu tố cần thiết cho hoạt động bình thường của gan.

Ngưng rượu bia, tránh sử dụng những thuốc độc cho gan.

Chế độ ăn uống dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan mãn tính

Chế độ ăn uống dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan mãn tính

Trong tình trạng bệnh lý này, tế bào gan bị tổn thương kéo dài và ngày một nặng hơn. Vì vậy bệnh nhân cần phải được cung cấp năng lượng đầy đủ để giúp gan hồi phục.

Tăng chất bột đường dễ hấp thu từ gạo, ngũ cốc, trái cây ngọt.

Sử dụng thức ăn hàm lượng đạm cao nhưng ít béo như lòng trắng trứng, thịt gà nạc, thịt heo nạc …

Cung cấp đủ vitamine cho gan hoạt động, mỗi ngày có thể uống 1 viên Multivitamine.

Dù bệnh lý gan mãn do bất kỳ nguyên nhân nào cũng phải kiêng rượu bia và tránh dùng những thuốc gây độc cho gan.

Chế độ ăn cho người xơ gan

Chế độ ăn cho người xơ gan không báng bụng

Nhu cầu năng lượng như người bình thường.

Muối 2 – 4 g / ngày, được nêm nếm thức ăn với ½ muỗng café muối, không chấm nước tương hay nước mắm.

Uống nước 1.5 – 2 lít nước / ngày.

Tăng lượng đạm thực vật, giảm đạm động vật (do đạm động vật tạo nhiều ammoniac) : 0.8 -1 g đạm / kg cân nặng.

Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ có tác dụng tránh đầy bụng hay khó tiêu, dễ dung nạp thức ăn hơn.

Chế độ ăn cho người xơ gan có báng bụng

Nhu cầu năng lượng như người bình thường.

Muối 2 g / ngày : nêm muối vào thức ăn lạt, không chấm gì thêm.

Không ăn mắm, cá khô, thức ăn đóng hộp hay bày bán sẵn (vì có nhiều bột ngọt chứa muối natri).

Nước uống 1 – 1.5 lít / ngày, bao gồm cả sữa, nước lọc, nước trái cây …

Nếu bụng báng nhiều nên nằm nghỉ để thận có thể lọc được tốt hơn.

Tăng lượng đạm thực vật có thể (nhu cầu đạm 0.8g / kg / ngày), hạn chế thịt cá, trứng gà, vịt, sữa; ăn nhiều đậu hủ, uống sữa đậu nành…

Ăn yaourt có thể giúp hoá giải một phần ammoniac.

Chia chế độ ăn thành nhiều bữa nhỏ : sáng – trưa – chiều – tối. Xen kẽ các bữa ăn nhỏ giúp hạn chế bệnh tiểu đường và biến chứng hạ đường huyết.

Hạn chế dầu, không ăn mỡ động vật.

Ăn nhiều chất xơ : rau xanh, trái cây,… Hay dạng chất xơ tổng hợp sao cho đi tiêu từ 2 – 3 lần / ngày.

Mỗi ngày bổ sung 1 viên multivitamines với tiêm vitamine K khi TQ kéo dài.

Tránh những thức ăn chứa nhiều sắt như : thịt màu đỏ, gan, huyết… Vì dễ bị ứ sắt dẫn đến tổn thương các cơ quan .

Bữa ăn cuối cùng cách xa giờ đi ngủ ít nhất 3 – 4 giờ.

Nên ăn nhiều vào buổi sáng để tránh đầy bụng và buồn nôn.

Hạn chế café, trà và tránh những thức ăn chua cay. Vì dễ nguy cơ viêm dạ dày ở người xơ gan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *