Đảo Ngọc Tam Hải - Quảng Nam như "bãi rác lộ thiên"

Đảo Ngọc Tam Hải – Quảng Nam như “bãi rác lộ thiên”

4 phút, 58 giây để đọc.

Nhiều năm qua, xã đảo Tam Hải, hay còn được ví như đảo ngọc của Quảng Nam đã phải “oằn mình” sống chung với nạn ô nhiễm rác thải. Vấn đề ở đây chính là, phần lớn lượng rác thải này đến từ người dân ở thượng nguồn sông Trường Giang vứt xuống. Sau khi trôi theo dòng nước, chúng tấp vào bờ biển Tam Hải. Tình trạng ứ đọng rác khiến người dân tại địa bàn vô cùng bức xúc. Cũng như gây ảnh hưởng không nhỏ đến khách du lịch. Một mối lo hàng đầu hiện nay là, nếu chính quyền không sớm vào cuộc, không có giải pháp triệt để thì Tam Đảo sớm sẽ biến thành “hòn đảo rác”.

“Gồng mình” gánh rác

Xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành được người dân nơi đây ví như một vịnh chứa rác thải. Bởi lượng rác từ các nơi đổ về đây mỗi lúc một nhiều. Ông Nguyễn Ngọc Lam, trú thôn Đông Tuần, xã Tam Hải bức xúc. Hơn 40 năm ông sống ở đây và chứng kiến tình trạng xã đảo ngày càng ô nhiễm vì rác thải.

“Xã đảo nằm ở hạ nguồn sông Trường Giang nên hứng rác thải từ đất liền thải xuống. Nhất là chợ Tam Quang (huyện Núi Thành). Để hạn chế rác thải, tôi và một số hộ dân khác đã đem rác đi đốt nhưng cũng không ăn thua. Được vài ngày rồi cũng như cũ”, ông Lam nói.

“Gồng mình” gánh rác

Xã đảo Tam Hải được ví như “hòn ngọc thô”. Bởi vẻ đẹp hoang sơ, bình yên thu hút nhiều khách tham quan với những địa danh tuyệt đẹp. Chính quyền tỉnh Quảng Nam đang triển khai Đề án xây dựng xã đảo Tam Hải thành khu du lịch biển đảo. Và vùng đệm sinh thái môi trường. Thế nhưng, môi trường ô nhiễm đang là rào cản lớn để địa phương này phát triển du lịch.

Nguyên nhân do đâu?

Tại cuối sông Trường Giang, đoạn thôn Đồng Tuần (gần chợ Tam Hải) và bờ biển Bàn Than, rác thải gồm bao ni lông, chai, ly nhựa… Dày đặc, trải dài dọc bờ biển. Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đe dọa đến nguồn hải sản ven bờ. Ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân.

Bà Trần Thị Hạnh (44 tuổi), trú Thuận An, xã Tam Hải cho biết, du khách đến tham quan đảo và tắm biển mà thấy rác thải nhiều như vậy nên rất khó chịu. Ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các hộ kinh doanh tại đây.

“Chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức ra quân thu dọn rác thải làm sạch bờ biển. Thế nhưng được vài tháng thì rác thải trở lại như cũ. Chúng tôi lo sợ tình trạng rác thải cứ thế này thì ô nhiễm sẽ đe dọa tới nguồn lợi thủy sản ven bờ và nguồn nước ngầm ở địa phương. Tôi mong sao các ngành chức năng sớm có biện pháp khắc phục tình trạng rác thải tại khu vực này”, bà Hạnh nói.

Nguồn gốc rác chủ yếu từ ngoài biển tấp vào. Sau mỗi lần người dân, tình nguyện viên tập trung dọn dẹp thì rác lại tấp vào khiến nhiều người không còn động lực bảo vệ môi trường nữa.

Nguyên nhân do đâu?

Ông Nguyễn Tấn Hùng – Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hải cho biết, trung bình mỗi ngày toàn xã có khoảng 8 tấn rác thải.

Địa phương nằm cuối con sông Trường Giang đổ ra biển nên trở thành nơi hứng rác của đất liền. Bao nhiêu rác ở các xã ven biển của TP. Tam Kỳ và huyện Núi Thành theo dòng nước trôi về. Tấp vào ven bờ sông Trường Giang ở xã Tam Hải. Bên cạnh đó, cửa biển Tam Hải cũng là nơi neo đậu tàu thuyền của nhiều tỉnh lân cận. Ngư dân tiện tay sử dụng bao ni lông, chai nhựa rồi quăng xuống biển theo sóng tấp vào bờ.

Gỡ “điểm nghẽn” rác thải

Để giải quyết lâu dài vấn đề rác thải, UBND xã Tam Hải đã làm việc với Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam. Và ký kết hợp đồng để công ty này thu gom rác trên toàn địa bàn đưa qua sông Trường Giang. Rồi tiếp tục mang đến các khu xử lý rác thải.

UBND xã Tam Hải cũng đầu tư khoảng 700 triệu đồng cải hoán. Nâng cấp phà để xe chở rác của công ty môi trường đi vào xã đảo thu gom rác. Chiếc phà này vẫn phục vụ cho dân sinh và tận dụng khung giờ thấp điểm để đưa xe thu gom rác qua xã đảo. Mỗi tuần xe đến thu gom rác 2 lần (vào thứ tư và thứ bảy). Trong trường hợp phà bị hư hỏng dài ngày, xã Tam Hải sẽ thu gom rác. Và đưa đến điểm trung chuyển, tập kết xa khu dân cư.

Khó khăn khi thực hiện

Bên cạnh đó, khó khăn ở xã đảo Tam Hải là có 85 con hẻm nhỏ. Nên các xe thu gom rác không thể nào đi vào sâu trong từng nhà để thu gom được. Buộc người dân phải đem rác ra đường lớn để tập kết. Do đó, việc thu tiền phí thu gom rác từ người dân gặp khó khăn. Không đạt được mục tiêu đề ra.

“Chính quyền xã đã kiến nghị với UBND huyện Núi Thành bố trí nguồn kinh phí mua thùng rác. Và thành lập một tổ đưa các thùng rác này đặt ở tất cả vị trí hẻm, ngõ nhỏ. Cho người dân bỏ rác vào rồi đem đi xử lý. Thời gian tới, chính quyền xã sẽ tổ chức các đợt ra quân thu dọn rác thải dọc bờ biển. Để đảm bảo cảnh quan môi trường nơi đây”, ông Hùng nói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *