Khỉ đuôi sóc lùn

Khỉ đuôi sóc lùn – loài khỉ nhỏ nhất thế giới vừa được phát hiện

3 phút, 12 giây để đọc.

Có những loài động vật vẫn đang hiện hữu trên thế giới này mà ta chưa biết đến chúng. Mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy loài khỉ nhỏ nhất thế giới. Chúng có tên là khỉ đuôi sóc lùn. Chúng có hình thể bé đến mức, con trưởng thành chỉ vỏn vẹn nặng 100g. Với cơ thể nhỏ nhắn, chúng có ưu điểm là di chuyển cực kì nhanh nhẹn. Rất khó để bắt gặp được chúng. Loài khỉ đuôi sóc lùn này chỉ thích ăn nhựa cây…Để tìm hiểu về loài khỉ này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Khỉ đuôi sóc lùn là động vật hoang dã

Khỉ đuôi sóc lùn là các loài khỉ nhỏ thuộc về giống loài thuộc bộ linh trưởng; và nằm trong 22 loài khỉ Tân Thế giới, sinh sống hầu hết ở khu vực Nam Mỹ. Loài khỉ lùn được tìm thấy trong rừng nhiệt đới của Brazil, Ecuador, Peru và Columbia. Hầu hết các loại khỉ này đều có nguy cơ tuyệt chủng. Cho đến khi có phong trào nuôi loài khỉ này như thú cưng (thú nuôi độc lạ) thì chúng mới thoát nạn. Mặc dù vậy, đây là động vật hoang dã nên không thể thuần hóa.

Khỉ đuôi sóc lùn là động vật hoang dã

Khỉ đuôi sóc lùn chỉ nặng 100g khi trưởng thành

Nghiên cứu mới cho thấy khỉ đuôi sóc lùn bao gồm hai loài riêng biệt chứ không phải một loài như lầm tưởng trước đây. Khỉ sóc đuôi lùn (Cebuella) là động vật đặc hữu của rừng mưa Amazon ở Nam Mỹ. Trước đây, chỉ duy nhất một loài được mô tả trong chi này là Cebuella pygmaea. Với chiều dài khoảng 11,7 – 15,2 cm và nặng trung bình 100 gram khi trưởng thành. Chúng được ghi nhận là loài khỉ nhỏ nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí American Journal of Physical Anthropology; các nhà sinh vật học từ Đại học Bắc Illinois (NIU) của Mỹ đã tiến hành phân tích cấu trúc hộp sọ và ADN của những mẫu vật Cebuella pygmaea; được thu thập tại 13 địa điểm khác nhau và nhận thấy chúng thuộc về hai loài riêng biệt. Nhóm nghiên cứu đề xuất đặt tên cho loài mới là Cebuella niveiventris. Bên cạnh Cebuella pygmaea đã được mô tả từ trước. Trong khi C. pygmaea được tìm thấy ở phần phía tây bắc của rừng mưa Amazon; họ hàng của nó chủ yếu phân bố ở phần phía tây nam.

Khỉ đuôi sóc lùn chỉ nặng 100g khi trưởng thành

Cebuella chủ yếu chỉ ăn nhựa cây

Theo tác giả chính của nghiên cứu Leila Porter, nhà nhân học sinh học tại NIU, rất khó để phân biệt hai loài dựa trên vẻ bề ngoài vì chúng gần như giống hệt nhau cả về hình dáng lẫn màu sắc. “Sự khác biệt trong cấu trúc hộp sọ gợi ý rằng C. pygmaea và C. niveiventris có thể hơi khác nhau về hành vi kiếm ăn. Ví dụ, chúng có thể đục khoét các loại cây khác nhau với đặc điểm vỏ cây khác nhau”, Porter cho biết.

Cebuella chủ yếu ăn nhựa cây. Chúng thường khoét các lỗ nhỏ trên lớp vỏ của cây thân gỗ hoặc cây leo, sau dùng lưỡi để liếm nhựa tiết ra từ đó. Chúng có chiếc răng cửa đặc biệt có thể gặm xuyên qua lớp vỏ cây một cách dễ dàng để tìm nhựa cây, nguồn thực phẩm mà chúng rất ưa thích.  Đôi khi, chúng cũng ăn mật hoa và trái cây để bổ sung dinh dưỡng. Chúng di chuyển rất nhanh nhẹn, vì thế rất khó để có thể bắt gặp được loại khỉ này. Trong môi trường nuôi nhốt, chúng có dáng vẻ nhỏ và khá xinh xắn, đáng yêu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *