Nga đề xuất hợp tác với các tổ chức quốc tế về vấn đề an ninh mạng

Nga đề xuất hợp tác với các tổ chức quốc tế về vấn đề an ninh mạng

3 phút, 49 giây để đọc.

Dmitry Peskov – người phát ngôn điện Kremlin vừa mới tuyên bố trong ngày 28/6 rằng Nga đã sẵn sàng cho cuộc hợp tác với Liên mih Châu Âu về vấn đề an ninh mạng. Trước đó, tổng thống Nga Vladimir Putin đã ngỏ ý muốn hợp tác với quốc tế về vấn đề này. Bối cảnh ấy đã dẫn đến sự ra đời của tuyên bố về an ninh mạng thông tin. Sở dĩ, tổng thống Nga quan tâm đến an ninh mạng bởi vì đây hiện đang là một vấn đề nóng hổi và có tầm quan trọng. Có thể thấy rằng, an ninh mạng hiện đang là yếu tố then chốt trong chuyển đổi số.

Tổng thống Nga đề xuất hợp tác về vấn đề an ninh mạng

Trả lời báo giới, ông Peskov nêu rõ Tổng thống Nga Vladimir Putin là người đầu tiên đề xuất hợp tác quốc tế về an ninh thông tin. Tuy nhiên, sáng kiến này sau đó chưa nhận được nhiều sự ủng hộ. Thế nhưng ông Peskov khẳng định, Nga chắc chắn sẵn sàng và quan tâm đến sự hợp tác như vậy.

Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng cho rằng các nước thành viên EU cần thảo luận trực tiếp với Nga về các vấn đề như tấn công mạng, giải trừ quân bị. Cũng như tình hình tại Ukraine và Belarus. Bà cũng đề cập đến ý tưởng khôi phục hội nghị thượng đỉnh EU-Nga. Đây là ý tưởng mà bà và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề xuất. Thế nhưng ý kiến này không được các nước EU tán thành. Theo Thủ tướng Đức, cơ chế đối thoại giữa Nga và EU được thực hiện ngay cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Chính vì vậy đã dẫn đến tình trạng thiếu vắng thảo luận trực tiếp giữa hai bên. Đó là nguyên nhân khiến cho các vấn đề không được giải quyết.

Tổng thống Nga đề xuất hợp tác về vấn đề an ninh mạng

Nga sẵn sàng đối thoại về vấn đề an ninh mạng

Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Phó Thư ký Hội đồng An ninh Nga Oleg Hramov cho biết nước này chuẩn bị ký các thỏa thuận hợp tác an ninh mạng với một số quốc gia. Theo ông Hramov, Nga đã ký thỏa thuận như vậy với Iran và Kyrgyzstan và nước này đã sẵn sàng để ký văn kiện tương tự với Indonesia, Nicaragua và Uzbekistan. Khoảng 15 dự thảo thỏa thuận đang chuyển qua giai đoạn được các chuyên gia nghiên cứu và thông qua trong nước.

Ông Hramov khẳng định, Nga sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước có chung cách tiếp cận. Mục đích là để tìm cách phối hợp chống lại các mối đe dọa về an ninh thông tin quốc tế. Ngoài ra, Moscow tiếp tục ưu tiên phát triển đối thoại với các đối tác trong Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO); Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS); Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

An ninh mạng là vấn đề then chốt trong chuyển đổi số

Theo báo cáo, trung bình mỗi giây, trên không gian mạng lại xảy ra khoảng 500 cuộc tấn công mạng. Hơn 300 loại mã độc mới được tạo ra chỉ trong vòng có 1 phút. Tấn công mạng đang diễn ra ngày càng tinh vi, khốc liệt và vô cùng nguy hiểm.

Các hình thức tấn công mạng chủ yếu được tin tặc sử dụng là tấn công khai thác vào các lỗ hổng bảo mật của hệ thống. Mục đích là để cài đặt phần mềm gián điệp, chiếm quyền điều khiên. Hoặc phá hủy hệ thống và tấn công bằng mã độc tống tiền.

An ninh mạng là vấn đề then chốt trong chuyển đổi số

Với quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, các chuyên gia dự báo năm 2021, rủi ro lộ lọt trực tuyến sẽ tiếp tục gia tăng. Chủ yếu là tập trung vào các tổ chức tài chính ngân hàng và các cơ quan nhà nước. Cùng với đó là những thách thức trong bảo mật điện toán đám mây. Thêm nữa là diễn biến phức tạp của các hình thức tấn công lừa đảo trực tuyến…

Để đảm bảo an toàn thông tin, đầu tiên cần chú trọng việc đầu tư cho công nghệ. Sau đó, các tổ chức cần chú trọng đến kiểm soát quy trình. Thêm vào đó, cần quan tâm đào tạo nguồn nhân lực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *