Phát hiện bản sao hoàn hảo của Trái Đất có mặt trong hệ Mặt Trời

Phát hiện bản sao hoàn hảo của Trái Đất có mặt trong hệ Mặt Trời

3 phút, 20 giây để đọc.

Từ lâu, sao Hoả đã được xem là một hành tinh anh em gần của Trái Đất. Nhìn bề mặt bên ngoài khi chụp từ xa của hai hành tinh này khá tương đồng nhau. ISS là một trạm vũ trụ nổi tiếng và lâu đời. Họ thường xuyên công bố những bức ảnh thú vị ngoài vũ trụ. Mới đây, ISS công bố ảnh chụp từ trạm đến Trái Đất. Đáng chú ý rằng ảnh chụp này không khác gì mấy với hình ảnh của sao Hoả. Điều này càng tô điểm cho quan điểm Trái Đất và sao Hoả có nét giống nhau.

Sao Hoả còn được gọi là hành tinh đỏ

Sao Hỏa còn gọi là hành tinh đỏ do có lớp đất đá giàu oxit sắt tạo nên màu sắc đặc biệt, khác hoàn toàn với màu xanh thường thấy của Trái Đất. Tuy nhiên, phi hành gia Thomas Pesquet (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) chụp được khoảnh khắc Trái Đất trông rất giống sao Hỏa khi đang làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), Science Alert hôm 25/5 đưa tin.

“Không có đám mây nào trong tầm nhìn, màu hoàng thổ và đỏ thì trải dài đến chân trời. Tôi đã tưởng mình đang bay trên sao Hỏa khi thấy khung cảnh này”, Pesquet chia sẻ.

Thực chất bức ảnh ghi lại khoảnh khắc trạm ISS bay qua vùng đất đỏ của một sa mạc. Pesquet không tiết lộ cụ thể vị trí, nhưng nhiều ý kiến cho rằng dãy núi sẫm màu trong ảnh có thể là dãy Tibesti nằm giữa Chad và Libya, Bắc Phi. Dãy núi này nằm ở Sahara – sa mạc chiếm tới 31% lục địa châu Phi và nổi tiếng với những vùng cát mênh mông màu đỏ cam.

Sao Hoả còn được gọi là hành tinh đỏ

Điểm khác biệt quan trọng

Ngoài dãy Tibesti, còn một điểm khác biệt quan trọng để phân biệt hai hành tinh cách nhau 225 triệu km này. Khí quyển Trái Đất có màu xanh rực rỡ, xanh hơn nhiều so với khí quyển mỏng của sao Hỏa. Thực tế, khí quyển sao Hỏa chỉ đậm đặc bằng 1% khí quyển Trái Đất. Ảnh chụp của phi hành gia Pesquet thể hiện rõ khí quyển xanh đặc trưng của Trái Đất phía trên vùng đất đỏ.

Thông tin về sao Hảo

Sao Hỏa hay Hỏa tinh là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Nó thường được gọi với tên khác là “Hành tinh Đỏ”. Do sắt ôxít có mặt rất nhiều trên bề mặt hành tinh. Nó làm cho bề mặt nó hiện lên với màu đỏ đặc trưng. Sao Hỏa là một hành tinh đất đá với một khí quyển mỏng. Nó có những đặc điểm trên bề mặt có nét giống với cả các hố va chạm trên Mặt Trăng và các núi lửa, thung lũng, sa mạc; hay cả chỏm băng ở cực trên của Trái Đất.

Sao Hỏa hay Hỏa tinh là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ

Chu kỳ tự quay và sự tuần hoàn của các mùa trên Hỏa Tinh khá giống với của Trái Đất. Nguyên nhân là do độ nghiêng của trục quay tạo ra. Trên Sao Hỏa có ngọn núi Olympus Mons, ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt Trời, và hẻm núi Valles Marineris, hẻm núi dài và rộng nhất trong Thái Dương Hệ.

Cho đến khi tàu Mariner 4 lần đầu tiên bay ngang qua sao Hỏa vào năm 1965, đã có nhiều suy đoán về sự có mặt của nước lỏng trên bề mặt hành tinh này. Chúng dựa trên những quan sát về sự biến đổi chu kỳ về độ sáng và tối của những nơi trên bề mặt hành tinh, đặc biệt tại những vĩ độ vùng cực, nơi có đặc điểm của biển và lục địa; những đường kẻ sọc dài và tối ban đầu được cho là những kênh tưới tiêu chứa nước lỏng.

Xem thêm tin tức về khoa học vũ trụ tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *