Sự gia tăng nhanh chóng của đột quỵ não

Sự gia tăng nhanh chóng của đột quỵ não

5 phút, 2 giây để đọc.

Hiện nay theo đánh giá đứng sau ung thư và các bệnh lý tim mạch khác thì đột quỵ não được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn tật và tử vong cao nhất. Đột quỵ não thường xảy ra bất ngờ và để lại những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Và đây được xem là căn bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, thực trạng bệnh thì đang ngày càng gia tăng mạnh. Tuy nhiên làm sao để phòng ngừa hiệu quả nguy cơ đột quỵ não với bản thân, nhiều người vẫn còn chưa biết. Việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để đối phó với cuộc đua “đột quỵ não” là điều được khuyến khích hiện nay.

Thực trạng đột quỵ não hiện nay

Các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, có đến 80% bệnh nhân rối loạn thần kinh. Khảo sát trong bệnh viện đa khoa là do bệnh mạch máu não. Tai biến chủ yếu của bệnh mạch máu não là đột quỵ não. Mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người còn sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động.

Thực trạng đột quỵ não hiện nay

Khảo sát thực tế tại các bệnh viện có khoa thần kinh trên toàn quốc. Cho thấy những năm trở lại đây, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ có xu hướng tăng nhanh chóng. Hiện Việt Nam có khoảng 486.000 người còn sống sau đột quỵ. Tuy nhiên chỉ có khoảng 25-30% trong số đó có thể tự đi lại và phục vụ bản thân. 20-25% đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt. 15-25% phải lệ thuộc hoàn toàn vào sự phục vụ của người khác. Trên thế giới, cứ mỗi 40 giây lại có một bệnh nhân đột quỵ. Mỗi 4 phút có một trường hợp tử vong và tỷ lệ tử vong do đột quỵ hàng năm còn nhiều hơn số ca tử vong do 3 căn bệnh AIDS, lao và sốt rét cộng lại.

Những dấu hiệu của đột quỵ não

  • Người bệnh đột ngột bị méo mặt về 1 bên, mắt nhắm không kín hoặc chỉ méo miệng.
  • Xuất hiện tê bì vùng mặt, tê yếu 1 bên nửa người hoặc đôi khi chỉ tê yếu 1 cánh tay  hay 1 bên chân.
  • Người bệnh bất ngờ mất khả năng nói, không gọi được người xung quanh. Mà chỉ phát ra tiếng ú ớ hoặc nói khó, không rõ câu từ.
  • Đột ngột có biểu hiện rối loạn trí nhớ hoặc rơi vào trạng thái lơ mơ, hôn mê…
  • Ngoài ra người bệnh có thể có các biểu hiện khác kèm theo như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, nhìn mờ, tê lưỡi, không tự chủ được đại tiểu tiện…

Thời gian quyết định trong cấp cứu đột quỵ

Ở thể đột quỵ thiếu máu não (nhồi máu não). “Thời gian là vàng” – có tính quyết định trong cấp cứu đột quỵ. Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng là từ 3 – 4,5 giờ đầu bằng cách tiêm thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch. Hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Thì có tới 70% cơ hội sống sót đồng thời tăng khả năng hồi phục của não. Nếu quá thời gian trên, sẽ không còn chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết.

Thời gian quyết định trong cấp cứu đột quỵ

Có nhiều người bệnh nhờ những hiểu biết về dấu hiệu đột quỵ và thời gian vàng trong cấp cứu. Đã đến bệnh viện kịp thời, được can thiệp sớm và khỏi hoàn toàn. Gần đây nhất là trường hợp người bệnh Nguyễn Thị T., 55 tuổi  trú tại Uông Bí, Quảng Ninh. Sáng ngày 28/04/2021 người bệnh đột ngột xuất hiện méo miệng, nhân trung lệch trái, tê bì vùng lưỡi và đau nửa đầu trái.

Theo người bệnh cho biết trước đó đã tìm hiểu trên thông tin mạng xã hội. Nên biết được các triệu chứng của đột quỵ và cần phải đến viện sớm. Người bệnh được đưa ngay vào bệnh viện trong vòng 1 giờ kể từ khi khởi phát bệnh. Tại bệnh viện, người bệnh đã được chẩn đoán nhồi máu. Và được điều trị can thiệp tiêu sợi huyết. Sau điều trị 4 giờ, người bệnh đã hồi phục tốt, hết méo miệng, còn tê lưỡi ít, không yếu tay chân. Người bệnh được tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa Tâm Thần kinh.

Khi phát hiện dấu hiệu đột quỵ nên làm gì?

  • Đỡ người bệnh để không bị ngã gây chấn thương.
  • Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.
  • Cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt.
  • Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Không tự ý chữa bằng các phương pháp mẹo: cạo gió, trích máu…

Khi có bất kỳ 1 trong các dấu hiệu của đột quỵ cần xử trí đúng cách và đưa người bệnh tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Giúp giảm những nguy cơ và di chứng của bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *