Tiến hành khởi động khinh khí cầu ở độ cao ngoài 30km

Tiến hành khởi động khinh khí cầu ở độ cao ngoài 30km

3 phút, 22 giây để đọc.

Thời buổi hiện đại, không ít những người có điều kiện muốn trải nghiệm thế giới ngoài vũ trụ. Vì thế đã có không ít công ty về du lịch trải nghiệm vũ trụ ra đời. Một trong số đó là Space Perspective. Đây là công ty hàng đầu của nước Mỹ để đáp ứng việc thoả mãn khát khao khám phá vũ trụ thực tế của nhân loại. Mới đây, công ty này chế tạo thành công một khinh khí cầu dùng cho du lịch mới. Được biết, khinh khí cầu này có thể bay cao lên đến 32km. Nếu thực sự thành công, cơ hội đến với vũ trụ càng gần hơn với con người nói chung.

Khinh khí cầu mới nhiều tiềm năng

Khinh khí cầu khởi hành tại Sân bay Khu vực Space Coast gần Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida, lúc 16h23 hôm 18/6 (giờ Hà Nội). Nó đáp xuống Vịnh Mexico sau khoảng 6 giờ 39 phút. Các chuyên gia sau đó đã thu hồi cả khinh khí cầu lẫn bản mô phỏng của tàu Neptune One mà nó mang theo.

“Những thử nghiệm này nhằm đảm bảo tàu vũ trụ với hình dạng mà chúng tôi thiết kế sẽ bay và hạ cánh đúng như kế hoạch, giúp chúng tôi sau này không gặp chuyện gì bất ngờ”, Jane Poynter, nhà đồng sáng lập công ty du lịch vũ trụ Space Perspective, chia sẻ. Bà cũng cho biết, công ty dự định thực hiện chuyến bay chở người đầu tiên vào năm 2023 và chuyến bay thương mại đầu tiên năm 2024.

Ngoài Space Perspective, ngày càng có nhiều công ty muốn tham gia vào lĩnh vực du lịch vũ trụ, hầu hết chỉ đưa hành khách đến rìa không gian. Một số đối thủ cạnh tranh gồm Blue Origin, SpaceX và Virgin Galactic. Thử nghiệm hôm 18/6 đạt độ cao 32 km, thấp hơn nhiều so với ngưỡng 100 km của đường Karman – ranh giới rìa không gian theo quy ước thông dụng.

Khinh khí cầu mới nhiều tiềm năng

Lựa chọn tiết kiệm

Space Perspective sẽ là lựa chọn ít tốn kém nhất với giá khoảng 125.000 USD mỗi vé; trong khi Blue Origin và SpaceX có giá vé hàng triệu USD; Virgin Galactic cũng ước lượng giá vé cao hơn 250.000 USD. Space Perspective hướng đến một chuyến bay thư thái kéo dài 6 tiếng; trong khi các hãng khác sử dụng động cơ tên lửa.

Thử nghiệm tại Sân bay Khu vực Space Coast cũng giúp đưa một số thiết bị khoa học lên không trung, gồm cảm biến ozone của khoa vật lý thuộc Đại học Bắc Florida và những dụng cụ thí nghiệm do tổ chức phi lợi nhuận Higher Orbits lựa chọn trong số các đề xuất của học sinh trung học.

Lựa chọn tiết kiệm

Space Perspective mang đến khát khao khám phá vũ trụ

Space Perspective là một công ty khởi nghiệp được Poynter và Taber McCallum thành lập vào năm 2020. Họ là những người đã đồng sáng lập World View. Đây làmột công ty triển khai các cảm biến gắn với khí cầu để chụp hình ảnh không gian.

Công ty sẽ sử dụng “khí cầu không gian” khổng lồ. Họ sẽ đưa một lúc 8 hành khách lên tầng bình lưu. Nó sẽ được tàu vũ trụ Neptune có kích thước bằng một sân bóng đá phóng lên. Toàn bộ chuyến đi từ khi phóng lên tầng bình lưu đến khi hạ cánh sẽ mất tổng cộng 6 giờ đồng hồ; với 2 giờ dành cho tầng bình lưu.

Công ty cho biết, hành khách sẽ đến bãi phóng vài ngày trước chuyến bay để tham quan cơ sở vật chất. Trong suốt chuyến bay, họ sẽ được phục vụ bữa sáng; có thể gọi đồ uống và nằm nghỉ ngơi trên những chiếc ghế êm ái. Ngoài ra còn có wifi bên trong khoang cho phép phát trực tiếp.

Xem thêm tin tức về khoa học vũ trụ tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *