Bất chấp xu hướng thị trường, AGM sắp ra mắt “smartphone cục gạch”
Theo thông tin mới nhất, AGM – một hãng sản xuất điện thoại siêu bền ở Trung Quốc đang có dự định sẽ ra mắt một mẫu smartphone mới. Theo như kế hoạch của hãng thì chiếc điện thoại sắp ra mắt này sẽ có vẻ ngoài giống với những chiếc điện thoại “cục gạch” nhưng là dạng smartphone. Thông tin cho biết, cảm hứng của chiếc điện thoại này bắt nguồn từ thiết kế của chiếc Motorola DynaTAC được ra mắt vào năm 1983. Sản phẩm mới của hãng AGM sẽ được trang bị bàn phím T9 riêng biệt. Đi cùng với bàn phím T9 sẽ là một màn hình nhỏ.
Rò rỉ hình ảnh chiếc “smartphone cục gạch”
Ngoại hình của chiếc máy này sẽ khác biệt hoàn toàn so với tất cả smartphone hiện có trên thị trường. Bất chấp việc dòng điện thoại có kích thước to như cục gạch đã không còn được ưa chuộng, AGM có vẻ vẫn đang tìm cách hồi sinh nó.
Theo hình ảnh rò rỉ, chiếc smartphone đặc biệt này sẽ được tích hợp một bàn phím vật lý T9. Kèm théo đó là phần màn hình tương đối nhỏ. Ngoài ra, thiết bị cũng có cụm phím điều hướng và phím trả lời/tắt cuộc gọi riêng biệt. Hình ảnh trên cũng cho thấy chiếc điện thoại này hoàn toàn có thể cài đặt được những ứng dụng như WeChat hay TikTok. Ngoài ra, máy cũng có ứng dụng camera, cho thấy chiếc điện này sẽ được tích hợp camera ở mặt lưng.
Có thể thấy, AGM đang đi ngược lại so với xu thế thiết kế smartphone mỏng nhẹ, màn hình lớn. Tuy nhiên, chiếc điện thoại này vẫn có thể thu hút được một bộ phận người dùng. Nhất là với những người yêu cầu thiết bị có độ bền cao. Hay những nhu cầu sử dụng điện thoại có khả năng chống chịu va đập mạnh.
Hiện tại, các thông tin chi tiết về cấu hình, giá bán và thời điểm ra mắt của chiếc điện thoại này vẫn chưa được tiết lộ.
Motorola DynaTAC – nguồn cảm hứng của “smartphone cục gạch”
Ngày 13/3/1984, Mototorola bắt đầu bán ra điện thoại DynaTAC 8000x. Giá khởi điểm là 3.995 USD. Đây được coi là chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới. Đến nay nó đã tròn 30 năm tuổi.
Ý tưởng đầu tiên về điện thoại di động xuất phát từ phòng thí nghiệm Bell Labs vào năm 1947. Đội ngũ kỹ sư của Motorola đã nghiên cứu và thử nghiệm từ năm 1968. Đến năm 1983, hãng đã trình sản phẩm lên Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC) để phê duyệt. Chiếc Motorola DynaTAC 8000x ra đời với kích thước cồng kềnh. Đó là 33 x 4,5 x 9 cm và nặng tới 0,8 kg. Thậm chí chính người chế tạo ra nó đã gọi đây là “cục gạch”. Không chỉ vậy, thiết bị còn có giá rất đắt đỏ. Nó tương đương một phần tư trung bình lương cả năm của một người Mỹ thời bấy giờ. Nếu tính tại năm 2014 là 9.000 USD.
Vào năm 1984, một điện thoại được gắn kèm trong xe hơi có giá khoảng 2.500 USD, rẻ hơn nhiều so với mức giá gần 4.000 USD của Motorola DynaTAC 8000x. “Chúng tôi nghĩ rằng doanh số bán hàng (của DynaTAC 8000x) sẽ khá khiêm tốn”. Paul Gudonis, tiếp thị bán hàng của VP Ameritech nhận định. Tuy nhiên Ameritech đã bán được hơn 1.000 chiếc DynaTAC 8000x trong năm đầu triển khai, một con số vượt ngoài mong đợi.
Thành công của Motorola DynaTAC 8000x cho thấy tiềm năng của điện thoại di động là vô cùng lớn.