Sophia, người máy AI đầu tiên đấu giá tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số

Sophia, người máy AI đầu tiên đấu giá tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số

3 phút, 23 giây để đọc.

Robot Sophia đã tạo ra các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số của riêng mình để tổ chức bán đấu giá. Sophia đã thực hiện tác phẩm nghệ thuật cùng với nghệ sĩ kỹ thuật số Andrea Bonaceto. Điều này khiến họ đã trở thành sự hợp tác đầu tiên giữa con người và robot. Cha đẻ của cô, David Hanson, đã giải thích rằng Sophia đã tạo ra tác phẩm nghệ thuật bằng cách sử dụng nhận thức của chính cô ấy về tác phẩm nghệ thuật của Bonaceto. Sau đó, cô kết hợp dữ liệu này với dữ liệu khác từ kinh nghiệm “cuộc sống” của mình.

“Những tác phẩm nghệ thuật dựa trên AI vẽ này sẽ mãi mãi ở lại với công chúng trong không gian mạng, một bản ghi vĩnh viễn về sự cảm tưởng của tôi,” Sophia giải thích trong một phản hồi do AI tạo ra. “Mặc dù tôi là một người máy, nhưng tôi cảm thấy rằng con người cần tình yêu thương và lòng trắc ẩn, và các tác phẩm nghệ thuật đơn giản như là một cách đơn giản để truyền tải những thông điệp đó đến với mọi người ở khắp mọi nơi.” Bonaceto cũng đã cho rằng NFT có thể là một “thời kỳ phục hưng mới” cho thế giới nghệ thuật.

Buổi đấu giá các tác phẩm của Sophia

Theo Coin Telegraph, buổi đấu giá các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số của Sophia sẽ diễn ra trên nền tảng Nifty Gateway. Tiếp nối sự bùng nổ của công nghệ NFT; Sophia, người máy AI đầu tiên được cấp quyền công dân tại một quốc gia; đang chuẩn bị đấu giá những tác phẩm của riêng mình. Cụ thể, buổi đấu giá sẽ diễn ra trên nền tảng Nifty Gateway.

Buổi đấu giá các tác phẩm của Sophia

Các tác phẩm NFT của Sophia được tạo ra dựa trên bộ sưu tập của nghệ sĩ Andrea Bonaceto trưng bày tại IV Gallery, Los Angeles (Mỹ). Sau buổi đấu giá ngày 23/3, nhiều tác phẩm đã được trưng bày trên các kênh truyền thông của Sophia và Bonaceto.

“Chúng tôi đã đưa các tác phẩm của Bonaceto vào mạng lưới thần kinh của Sophia; cùng với nhiều tranh vẽ gần đây của cô ấy. Sau đó, Sophia đã cho ra rất nhiều hình ảnh thể hiện dưới dạng kỹ thuật số và cả nét cọ; cô ấy đã vẽ chúng bằng tay”, David Hanson, tác giả của Robot Sophia chia sẻ quá trình sáng tác với Cointelegraph.

Tương lai của nghệ thuật kỹ thuật số

Theo Hanson, trong quá trình sáng tác lặp đi lặp lại; tranh của Sophia bắt đầu mang những nét độc đáo riêng, cộng hưởng với tác phẩm của Bonaceto. Việc Sophia tham gia sân chơi NFT đã thể hiện sự mở rộng khả năng nắm bắt tiền điện tử của robot. Trước đó, năm 2019, “siêu người máy” tuyên bố rằng mình biết về tiền điện tử nhưng không sử dụng tiền ảo.

Tương lai của nghệ thuật kỹ thuật số

Theo Coin Telegraph, buổi đấu giá NFT sắp tới trên Nifty Gateway chỉ là bước mở đầu; trong tương lai gần, Sophia sẽ cho ra mắt nhiều bộ sưu tập NFT khác. Được biết, Hanson Robotics và Singularity NET – một công ty AI phi tập trung; sẽ hợp tác để tạo ra Sophia Collective.

Đối với Hanson, Sophia Collective là một bước quan trọng; để tạo một cộng đồng toàn cầu trong lĩnh vực nghệ thuật kỹ thuật số định hướng AI. Công nghệ NFT đang ngày càng phổ biến khi nhiều nghệ sĩ; nhạc sĩ cũng tham gia vào sân chơi này.

Đầu tháng 3, Kings of Leon, một ban nhạc rock của Mỹ; đã phát hành album mới dưới dạng NFT và thu về hơn 1,45 triệu USD; sau 5 ngày đầu tiên mở bán. Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ này đang thu hút ý kiến của nhiều nhà phê bình; đặc biệt về vấn đề khí thải trong quá trình tạo ra các tác phẩm NFT.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *