"Em gái" Sophia ra đời có thể chẩn đoán bệnh và nói tiếng Anh

“Em gái” Sophia ra đời có thể chẩn đoán bệnh và nói tiếng Anh

3 phút, 33 giây để đọc.

Sophia là một Robot mang hình dạng giống như con người được thiết kế và phát triển bởi công ty công nghệ Mỹ Hanson Robotics và có trụ sở đặt tại Hồng Kông. Cô người máy này đã được chế tạo để bắt chước năng lực của con người về tình yêu, sự đồng cảm, hay tức giận, ghen tị, và cảm giác sống, có thể mô phỏng hơn 62 biểu cảm khuôn mặt nhờ vào camera cực nhạy gắn trong mắt. Người máy có thể nhíu mày và cau mày để mà biểu hiện nỗi buồn, nở nụ cười biểu cảm sự hạnh phúc và cả sự tức giận.

Khi ra mắt giới truyền thông, thì Robot Sophia từng được trả lời rất nhiều các cuộc phỏng vấn, hát, và thậm chí là cả tạo dáng trên bìa những tạp chí thời trang hàng đầu. Nhà sáng chế Hanson cũng đã giành ra phần lớn thời gian năm 2017 để đưa Sophia đi vòng quanh thế giới. Và mới đây ” cha đẻ” của Sophia đã cho ra đời tiếp một mẫu người máy có tên gọi Grace, hướng tới phục vụ thị trường chăm sóc sức khỏe. Grace được ra mắt trong bối cảnh tác động toàn cầu của virus SARS-CoV-2 đã khiến cho nhu cầu về người máy trở nên cấp thiết.

“Em gái” Sophia – người máy Grace ra đời

“Cha đẻ” của công dân robot đầu tiên trên thế giới người máy Sophia vừa cho ra mắt một mẫu người máy mới có tên là Grace hướng tới phục vụ thị trường chăm sóc sức khỏe. Theo hãng tin Reuters, người máy Grace có khuôn mặt đậm nét Á Đông, mặc bộ đồng phục y tá màu xanh.

"Em gái" Sophia - người máy Grace ra đời

Người máy này được trang bị camera hồng ngoại gắn trên ngực; có thể đo nhiệt độ và mức độ phản ứng của người tương tác. Người máy sử dụng trí thông minh nhân tạo để chẩn đoán bệnh; và có thể nói tiếng Anh, tiếng Trung.

“Tôi có thể đến thăm người bệnh và làm họ vui vẻ hơn. Tôi cũng có thể áp dụng liệu pháp trò chuyện, lưu trữ hồ sơ bệnh nhân; và giúp những nhân viên y tế khác”. Grace trả lời phóng viên khi đứng cạnh chị gái Sophia; tại xưởng chế tạo của công ty Hanson Robotics trụ sở ở Hong Kong (Trung Quốc).

Việc thiết kế ngoại hình của Grace giống nhân viên y tế và khả năng tương tác xã hội; nhằm hướng tới mục đích giảm tải gánh nặng cho đội ngũ tuyến đầu ở các bệnh viện đang bị quá tải trong đại dịch. Nhà sáng chế David Hanson cho biết Grace có thể biểu hiện cảm xúc với 48 nét mặt. Ông nói: “Một mô hình giống người thật sẽ giúp xây dựng niềm tin; và tạo sự gắn bó tự nhiên khi tương tác trực tiếp”.

Kế hoạch sản xuất người máy Grace

Kế hoạch sản xuất người máy Grace

Awakening Health – doanh nghiệp liên doanh giữa công ty Hanson Robotics và Singularity Studio; dự kiến sản xuất hàng loạt phiên bản beta thử nghiệm của Grace vào tháng 8 tới. Công ty cũng có kế hoạch triển khai thế hệ người máy này vào năm sau; tại các thị trường bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hanson cho biết chi phí để chế tạo robot, hiện ngang bằng với một chiếc xe ô tô hạng sang; sẽ giảm sau khi công ty sản xuất được hàng chục hay hàng trăm nghìn người máy. Grace ra mắt trong bối cảnh tác động toàn cầu của virus SARS-CoV-2; đã khiến nhu cầu về người máy trở nên cấp thiết.

Bị mắc kẹt trong nhà do các lệnh phong tỏa và hạn chế thời Covid-19; tâm lý nhiều người đã bị ảnh hưởng bởi những ý nghĩ tiêu cực. “Nếu như họ được giúp đỡ thông qua những con robot kiểu này; chắc chắn điều đó sẽ tác động tích cực đối với xã hội”, Kim Min-sun, giáo sư giao tiếp tại Đại học Hawaii (Mỹ), nhận xét.

Truy cập zunelives.com để xem thêm nhiều bài viết thú vị về AI và trí tuệ nhân tạo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *