Loại giày thông minh được phát minh để hỗ trợ người khiếm thị
Người khiếm thị là người sau khi được điều trị và hoặc là điều chỉnh khúc xạ mà thị lực ở bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được sáng tối, và bệnh nhân vẫn còn có khả năng tận dụng thị lực này để mà lên kế hoạch và thực thi các hoạt động hàng ngày. Trong ngôn ngữ thường ngày để mà nói tránh người ta gọi người mù là người khiếm thị nhưng thực ra hai khái niệm này rất khác nhau, người mù hoàn toàn không có khả năng nhận thức được sáng tối.
Để chỉ chung người khiếm thị và người mù thì người ta dùng thuật ngữ người mù lòa (visually impaired) mà đôi khi còn có tên khác như là người suy giảm thị lực. Nếu như ở Nhật có Ashirase, một công ty khởi nghiệp mà trong chương trình thành lập doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của Honda Nhật Bản đã phát triển một hệ thống định vị dẫn đường trong giày, để hỗ trợ những người khiếm thị đi bộ. Thì mới đây công ty Tec-Innovation của Áo cũng đã thông báo đã sáng chế ra mẫu giày thông minh sử dụng công nghệ AI để giúp người khiếm thị tránh chướng ngại lúc đi lại.
Mục lục
Giày thông minh sử dụng cảm biến siêu âm
Công ty Tec-Innovation của Áo mới đây đã trình làng một loại giày thông minh sử dụng cảm biến siêu âm, giúp người khiếm thị phát hiện chướng ngại vật cách xa tới 4 mét. Theo trang Oddity Central (Anh), có tên gọi InnoMake, loại giày thông minh này hướng tới mục tiêu trở thành một giải pháp thay thế hiện đại cho chiếc gậy dò đường hàng chục năm tuổi, vật dụng mà hàng triệu người khiếm thị trên thế giới đang phải phụ thuộc để đi lại an toàn nhất có thể.
Mẫu giày hiện được trang bị các cảm biến giúp phát hiện chướng ngại vật và cảnh báo người sử dụng thông qua cơ chế rung và cảnh báo âm thanh phát ra trên điện thoại thông minh có kết nối Bluetooth. Điều này nghe có vẻ đã rất ấn tượng! Tuy nhiên, công ty còn đang nghiên cứu một phiên bản giày tiên tiến hơn nhiều. Đó là tích hợp cả camera và trí tuệ nhân tạo (AI) để không chỉ phát hiện chướng ngại vật mà còn biết chướng ngại vật đó là gì.
Công ty Tec-Innovation đã hợp tác với trường Đại học Graz của Áo; để phát triển các thuật toán học đỉnh cao, có khả năng phân tích thông tin từ các cảm biến; và camera tích hợp trong giày InnoMake. Từ đó, giày có thể xác định liệu khu vực đó có vật cản không; và có an toàn để đi qua hay không. Thậm chí, nó còn phân biệt được nhiều loại vật cản khác nhau.
Chức năng của giày thông minh
“Nó không chỉ cảnh báo rằng tôi đang đối mặt với một vật cản; mà còn cho biết thông tin về loại vật cản đó nữa. Bởi biết được liệu vật cản là một bức tường, xe hơi; hay bậc thang sẽ tạo khác biệt lớn”, Markus Raffer, một trong những nhà sáng lập của Tec-Innovation, cho biết. Điều đáng ngạc nhiên là Raffer cũng là một người khiếm thị.
“Các cảm biến siêu âm ở mũi giày có thể phát hiện vật cản ở cách đó đến 4 mét. Người sử dụng giày sẽ được cảnh báo bằng cơ chế rung và tín hiệu âm thanh. Nó hoạt động rất hiệu quả và đã giúp ích cho tôi rất nhiều”, ông Raffer nói thêm.
Phiên bản hiện tại của giày InnoMake đang được bán trên trang web của công ty với giá 3.850 USD/đôi. Dù chưa có chức năng camera do công ty đang tiếp tục phát triển; song đôi giày này vẫn là một sản phẩm công nghệ ấn tượng, sở hữu những chế độ và thuật toán tiên tiến; giúp việc sử dụng dễ dàng nhất có thể.
Công cụ hỗ trợ của người khiếm thị
Trang web của Tec-Innovation cho biết người dùng có thể thực hiện những thay đổi trong thời gian thực; bằng các nút bấm ở mặt sau giày. Phạm vi hoạt động có thể được tăng lên đến 4 mét chỉ thông qua một nút bấm. “Bạn có thể kích hoạt chế độ thông minh, vốn tự động tạm ngừng khi bạn ngồi. Bạn cũng có thể sử dụng InnoMake như một máy quét để thu thập thông tin về môi trường xung quanh; thông qua từng bước chân”, công ty cho biết.
Hệ thống tiên tiến này được tích hợp ở mũi giày; có khả năng chống nước và chống bụi. Nó hoạt động nhờ một loại pin siêu bền có thể sử dụng đến 1 tuần tuỳ tần suất sử dụng. Pin có thể sạc đầy trong 3 tiếng bằng cáp USB.
Bước tiến tiếp theo của Tec-Innovation là sử dụng dữ liệu thu thập được bởi hệ thống của mình; để tạo ra một dạng bản đồ điều hướng mọi góc nhìn dành cho những người khiếm thị. “Ở giai đoạn hiện tại, chỉ có người đi giày được hưởng lợi từ dữ liệu nó thu thập được khi họ bước đi. Sẽ tốt hơn nếu dữ liệu này được sử dụng cho cả những người khác như một công cụ hỗ trợ điều hướng”; nhà khoa học máy tính Friedrich Fraundorfer giải thích.
Zunelives.com còn rất nhiều bài viết hấp dẫn về trí tuệ nhân tạo đang chờ bạn khám phá.