Bí quyết cân bằng dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng thời dịch bệnh kéo dài
Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp cả trên thế giới và Việt Nam, bảo vệ sức khỏe bằng cách tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là một trong những giải pháp quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm, bên cạnh các biện pháp sau: đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc chất khử trùng… Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cân bằng dinh dưỡng là chìa khóa vàng để tăng cường sức đề kháng. Tích cực tăng cường sức đề kháng là điều cần thiết để phòng bệnh hiệu quả. Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động tăng cường sức đề kháng thông qua chế độ dinh dưỡng, luyện tập để phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Mối quan hệ giữa dinh dưỡng và miễn dịch
Dinh dưỡng là nền tảng cho một cơ thể khỏe mạnh với sức đề kháng, hệ miễn dịch cao. Nó cần phải được xây dựng và bồi đắp theo thời gian. Từ đó minh chứng rằng, dinh dưỡng và miễn dịch quan hệ biện chứng với nhau.
Hệ miễn dịch là mạng lưới vô cùng phức tạp của tế bào, mô và các bộ phận giúp bảo vệ cơ thể con người tránh khỏi tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc sự rối loạn của tế bào giúp cơ thể khỏe mạnh. Có hai loại miễn dịch: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch đặc hiệu – là loại thu được từ ý thức bảo vệ sức khỏe của mỗi người. Nên việc tăng cường chăm sóc lực lượng kháng thể trong ngân hàng kháng thể của chúng ta càng tốt bao nhiêu thì khả năng bảo vệ cơ thể chống các kháng nguyên xâm nhập càng tốt bấy nhiêu.
Các chất dinh dưỡng được cung cấp cho con người thông qua qua nguồn thực phẩm là chủ yếu. Sau đó được cơ thể hấp thu và chuyển hóa sinh năng lượng xây dựng cấu trúc cơ quan giúp cơ thể hoạt động. Đồng thời tạo ra các yếu tố miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng.
Cân bằng dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng thời Covid
Ăn cân đối bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất; ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm, uống 2 lít nước, tập thể dục giúp tăng đề kháng.
Dinh dưỡng là nền tảng cho cơ thể khỏe mạnh với sức đề kháng tốt, cho hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Mọi người cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức khỏe theo thời gian. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, công thức 4-5-1 được đưa ra bên dưới giúp người dân nâng cao sức khỏe trong thời dịch.
Duy trì chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: cân đối về lipid (nguồn gốc động vật và thực vật), vitamin và khoáng chất; 3 chất sinh năng lượng trong chế độ ăn (protein, lipid, carbonhydrate), protein (đạm động vật và đạm thực vật).
Có ít nhất 5 nhóm trong 8 nhóm thực phẩm. Đó là lương thực (gạo, bột mì); sữa và các chế phẩm từ sữa; dầu ăn và mỡ động vật; rau củ quả; thịt, cá, hải sản; trứng và các sản phẩm từ trứng; các loại hạt; rau củ quả màu vàng, da cam, xanh thẫm.
Dinh dưỡng một ngày phải cân đối, an toàn. Một bữa ăn dinh dưỡng phải hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm. Kết hợp lựa chọn thực phẩm an toàn kể cả tươi sống và công nghiệp. Khi lựa chọn thực phẩm công nghiệp nên lưu ý nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, công bố chất lượng đầy đủ. Đọc kỹ thông tin về giá trị dinh dưỡng, hạn sử dụng.