Chốt giá nước sạch - TPHCM nỗ lực giảm khai thác nước ngầm

Chốt giá nước sạch – TPHCM nỗ lực giảm khai thác nước ngầm

4 phút, 6 giây để đọc.

Nước sạch là nhu cầu tất yếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày và việc sản xuất của mỗi người, mỗi gia đình. Đây không chỉ là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe mà còn là đảm bảo vệ sinh môi trường. Cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân là điều vô cùng cần thiết. Trong đó, giá nước sạch công khai, minh bạch, có khung cụ thể đã được ban hành trong Thông tư số 44/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính. Khung giá nước sạch sinh hoạt và nguyên tắc, phương pháp xác định bao gồm cả nước sạch sinh hoạt và dùng cho mục đích khác.

Song song, TPHCM đang đẩy mạnh các công tác nhằm hạn chế việc khai thác nước ngầm. Nhằm bảo vệ nguồn nước cũng như tránh để người dân sử dụng phải nguồn nước chưa được lọc sạch sẽ.

Khung giá nước sạch chính thức được áp dụng vào tháng 8/2021

Khung giá nước sạch chính thức được áp dụng vào tháng 8/2021

Theo đó, khung giá nước sạch được quy định như sau: đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 giá tối thiểu là 3.500 đồng/m3 và giá tối đa là 18.000 đồng/m3. Đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5 giá tối thiểu là 3.500 đồng/m3 và giá tối đa là 15.000 đồng/m3. Khu vực nông thôn giá tối thiểu là 2.00 đồng/m3 và giá tối đa là 11.000 đồng/m3. Khung giá nước sạch này đã bao gồm thuế VAT – thuế giá trị gia tăng. Áp dụng cho mức giá bán lẻ nước sạch bình quân do UBND tỉnh quyết định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/8/2021, thay thế Thông tư số 88/2012/TT-BTC ngày 28/5/2012 của Bộ Tài chính ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt. Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch. Tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn.

Giá nước sạch sẽ được xem xét lại mỗi năm

Hàng năm, đơn vị cấp nước chủ động rà soát việc thực hiện phương án giá nước sạch. Và giá nước sạch dự kiến cho năm tiếp theo. Trường hợp các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh nước sạch biến động. Làm giá nước sạch năm tiếp theo tăng hoặc giảm. Đơn vị cấp nước lập hồ sơ phương án giá nước sạch. Gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét quyết định điều chỉnh. Đối với trường hợp sau khi đơn vị cấp nước rà soát. Giá thành 1 m3 nước sạch năm tiếp theo biến động tăng ở mức đơn vị cấp nước cân đối được tài chính. Thì đơn vị cấp nước có công văn gửi Sở Tài chính để báo cáo UBND tỉnh về việc giữ ổn định giá nước sạch (để biết).

TPHCM giảm khai thác nước ngầm 16.650 m3/ngày

TPHCM giảm khai thác nước ngầm 16.650 m3/ngày

Theo Sở TN&MT TP.HCM, trong năm 2021, TP.HCM sẽ giảm khai thác nước dưới đất 16.650 m3/ngày, trong đó: Lượng khai thác nước dưới đất hộ gia đình giảm 8.000 m3/ngày; trong khu chế xuất – khu công nghiệp giảm 1.650 m3/ngày; bên ngoài khu chế xuất – khu công nghiệp giảm 3.000 m3/ngày. Lượng khai thác nước dưới đất của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV giảm 4.000 m3/ngày.

Theo đó, trên cơ sở danh sách các công trình khai thác nước dưới đất đã được cấp phép trước đây. Sở TN&MT sẽ thực hiện dừng cấp phép, giảm lưu lượng khai thác 74 công trình. Với tổng lưu lượng giảm khai thác 8.650 m3/ngày. Đồng thời, tham mưu UBND thành phố, kiến nghị Bộ TN&MT dừng gia hạn Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất. Cho các công trình khai thác không đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 167/2018/NĐ-CP. Giảm lưu lượng các công trình khai thác hiện hữu. Không khai thác hết lưu lượng đã được cấp phép.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân, tổ chức dừng khai thác; sử dụng nước dưới đất. Trám lấp giếng theo quy định nhằm bảo vệ nguồn nước dưới đất. Hạn chế các nguy cơ do khai thác nước dưới đất gây ra. Đảm bảo thực hiện giảm lượng khai thác nước dưới đất. Đối tượng hộ gia đình năm 2021 là 8.000 m3/ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *