Con cua xanh Chesapeake nửa đực, nửa cái được trưng bày ở bảo tàng
Cua xanh là một trong những loài động vật biển được đánh giá cao về giá trị. Chúng có giá trị cả về dinh dưỡng, giá trị về góc độ khoa học. Giống cua cũng như bao loài động vật khác đều được phân thành cua đực và cua cái. Giống đực và cái được phân biệt thông qua những chiếc yếm. Ấy vậy mà mới đây trong bảo tàng Khoa học Maryland đã xuất hiện một trường hợp đặc biệt. Nơi đây đang trưng bày một con cua xanh Chesapeake nửa đực, nửa cái gây ra nhiều chú ý với dư luận. Không chỉ dư luận nhiều nhà khoa học đã bắt tay vào tìm hiểu. Họ tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao xuất hiện hiện tượng đặc biệt này trên giống cua xanh Chesapeake.
Cua càng xanh Chesapeake theo ghi nhận ban đầu nó có khoảng 10cm và khoảng 3 tuổi. Không giống với những chú cua khác khi có rõ đực và cái. Chú cua này đã mắc căn bệnh lưỡng tính, một trong những căn bệnh hiếm gặp ở loài cua. Lần cuối cùng chúng ta thấy một con cua lưỡng tính đã cách đây 15 năm. Chú cua này mang lại nhiều bất ngờ với cộng đồng trên toàn thế giới. Theo nghiên cứu chứng lưỡng tính này do nhiệt độ nước hoặc nồng độ hormone bên trong tử cung của con mẹ.
Cua canh Chesapeake lưỡng tính thu hút nhiều người
Con cua xanh Chesapeake nửa đực, nửa cái thu hút sự chú ý đặc biệt khi được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học Maryland (Mỹ). Con cua này mắc chứng lưỡng tính (bilateral gynandromorph) hiếm gặp. Nó dài khoảng 10cm và khoảng 3 tuổi. Con vật có càng màu xanh, chóp đỏ và phần yếm hình chữ V.
Thông thường, phần chóp càng của cua xanh đực chỉ có màu xanh và phần yếm hình chữ T. Trong khi đó, phần chóp càng của cua cái thường có màu đỏ và phần yếm của nó mở rộng. Lần cuối cùng mà người ta tìm thấy một con cua nửa đực, nửa cái ở Bờ Đông nước Mỹ là cách đây 15 năm.
Thợ bắt cua Jerry Smith là người bắt được con cua này. Thay vì bán nó hoặc làm thịt, ông tặng nó cho Bảo tàng Khám phá Delmarva. “Phần chóp càng của con đực thường có màu xanh dương trong khi của con cái ít xanh hơn và thường có màu đỏ”, September Meagher, chuyên gia tại Bảo tàng Khám phá Delmarva cho hay.
Chứng Gynandromorph hiếm gặp ở cua
Chứng Gynandromorph được tìm thấy ở nhiều loài chim, côn trùng và động vật giáp xác như cua và tôm hùm. Gynandromorph xuất hiện khá sớm, khi con cua vẫn còn ở dạng trứng. Tại một số thời điểm, tế bào không phân chia các nhiễm sắc thể giới tính của nó theo kiểu điển hình, dẫn đến sự phân bố không đồng đều các đặc điểm sinh dục, từ màu sắc đến cơ quan sinh sản.
Nguyên nhân dẫn tới Gynandromorph có thể là do nhiệt độ nước hoặc nồng độ hormone bên trong tử cung của con mẹ. Bảo tàng Delmarva vẫn chưa đặt tên cho con cua, họ đang trưng cầu ý kiến của công chúng. Đây được coi là một trong những trường hợp hiếm gặp trong đại dương. Khi tỷ lệ mắc phải chứng Gynandromorph thương rất thấp. Bên cạnh đó trường hợp này cũng mở ra một con đường nghiên cứu mới cho các nhà khoa học.