Cùng tìm hiểu xem ai là người dễ bị bệnh gút tấn công nhất?

Cùng tìm hiểu xem ai là người dễ bị bệnh gút tấn công nhất?

4 phút, 31 giây để đọc.

Người ta bảo người bị bệnh gút đa số là người nhà giàu. Và cũng vì thế mà bệnh gút còn có tên gọi vui khác là căn bệnh của những nhà có điều kiện. Bởi vì nguyên nhân cơ bản để con người mắc phải bệnh gút là ăn uống quá nhiều. Ăn nhiều mà đi cùng với làm việc nhiều, tập luyện nhiều thì không sao. Nhưng ăn nhiều lại kèm theo lười vận động, ăn dư thừa chất,… mới dễ bị bệnh gút. Bạn có muốn tìm hiểu xem những đối tượng nào thường làm bạn với bệnh gút không?

Từ bệnh nhà giàu trở thành bệnh phổ biến

Gút thường được gọi là “căn bệnh nhà giàu” vì muốn chỉ nhóm đối tượng hay mắc phải là những người ăn nhiều, thừa cân và thừa chất. Tuy nhiên giờ Gút là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ ai, độ tuổi và giới tính nào. Cùng xem qua một số đối tượng dễ mắc phải bệnh nhất.

Trong tổng số những người bị bệnh gút thì có đến hơn 80% là nam giới ở độ ngoài 40 trở đi. Lý giải điều này các nhà khoa học cho rằng có thể do họ thường xuyên ăn nhiều đạm động vật đặc biệt là nội tạng động vật, lại lười tập luyện, uống rượu và hút thuốc thường xuyên nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều.

Trong tổng số những người bị bệnh gút thì có đến hơn 80% là nam giới ở độ ngoài 40 trở đi

Những đối tượng dễ bị bệnh gút

Phụ nữ tuổi mãn kinh

Mặc dù không nhiều như nam giới trung niên song phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh gút do một loạt sự thay đổi trong cơ thể trong đó có cả rối loạn chuyển hóa acid uric. Cụ thể đó là việc suy giảm nghiêm trọng hormone estrogen – hormone chính giúp thận bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể, cộng thêm vào là việc ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều đồ ngọt hay thường xuyên dùng đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều giàu mỡ cũng là tăng khả năng mắc gút.

Đối tượng thừa cân, béo phì

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, người bị béo phì có khả năng mắc gút cao hơn gấp năm lần những người bình thường. Lý do là bởi cơ thể của những người này quá nhiều mỡ, khiến cho việc đào thải axit uric lâu hơn nhiều so với việc tích tụ chúng trong máu. Hơn nữa, những người béo lại thường rất thích ăn đồ ăn nhiều đạm và các món chiên xào vì vậy tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng.

Những người có tiền sử gia đình có người mắc gút

Khoa học hiện đại đã đưa ra kết luận hiện có năm loại gen liên quan đến bệnh gút và hầu hết chúng đều có khả năng di truyền từ đời trước sang đời sau. Vì vậy, nếu trong gia đình bạn có một người bị mắc gút, đặc biệt là ông bà, bố mẹ thì khả năng con sinh ra bị mắc bệnh là rất cao.

Ăn uống thiếu khoa học

Như đã nói ở trên, giờ đây gút không còn là căn bệnh của nhà giàu nữa. Tất cả mọi tầng lớp xã hội đều có thể bị bệnh tấn công. Có nghĩa những người ăn uống thiếu khoa học là một trong những đối tượng dễ bị bệnh gút. Ví dụ những bạn sinh viên ăn uống vô tội vạ, cậy mình còn trẻ khỏe cứ nhịn đói liên miên; hoặc ăn uống linh tinh không ra chiều ra bữa; rồi cánh mày râu thường có thói quen nhậu nhẹt nhiều; uống bia rượu triền miên,… Tất cả chính là nguyên nhân khiến bệnh gút gia tăng chóng mặt.

Gút giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì cụ thể nhưng hãy thật cảnh giác, đừng để đến khi bệnh đã nặng thì vô cùng đau đớn và tốn kém thời gian, công sức cũng chẳng thể chữa khỏi.

Cần có lối sống lành mạnh và khoa học để hạn chế mắc bệnh gút. Nếu bạn nằm trong nhóm năm đối tượng dễ mắc bệnh gút hãy tích cực thay đổi thói quen sống và ăn uống của mình để cải thiện tình trạng bệnh gút.

Người bệnh gút nên kiêng gì?

Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như: Hải sản các loại; các loại thịt có màu đỏ; phủ tạng động vật;  thịt gia cầm, cải bó xôi, bông cải… Tránh ăn các loại nước dùng, nước hầm, nước rau củ… Việc này để giảm bớt lượng purin của thức ăn hòa tan trong nước.

Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin

Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh. Ví dụ như: măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng),… Bởi vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn. Ví dụ như đạm động vật nói chung (như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt); đạm thực vật như đậu hạt nói chung. Nhất là các loại đậu ăn cả hạt như: đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…

Xem thêm tin tức về các loại bệnh tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *