Người bị giãn tĩnh mạch chân có thể làm gì để giảm bớt các triệu chứng khó chịu?

Người bị giãn tĩnh mạch chân có thể làm gì để giảm bớt các triệu chứng khó chịu?

4 phút, 8 giây để đọc.

Chỉ cần dành ra 30 phút mỗi ngày, người bị giãn tĩnh mạch, cụ thể là giãn tĩnh mạch chân đã có thể giảm bớt các triệu chứng khó chịu do căn bệnh này gây ra. Các chuyên gia cho biết mọi động tác liên quan đến chân đều có khả năng tăng cường tuần hoàn máu. Đồng thời hỗ trợ các cơ xung quanh mạch máu săn chắc hơn. Do đó, các bài tập nhẹ nhàng hoặc chơi thể thao phù hợp sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống sau thời gian dài bị căn bệnh giãn tĩnh mạch chân ảnh hưởng.

Bài viết sau đây xin giới thiệu các động tác và các hoạt động thể dục thể thao có ích cho người bị giãn tĩnh mạch.

Các bài tập đơn giản cho người bị giãn tĩnh mạch chân

Giãn tĩnh mạch, cụ thể là giãn tĩnh mạch chân, là căn bệnh gây ra các biến chứng không thể vãn hồi. Thế nhưng, nhờ tập luyện các bài tập giãn tĩnh mạch chân, người bệnh sẽ phần nào kiểm soát. Và tránh được các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Trước mỗi tư thế tập luyện, bạn nên Hít thở sâu. Hít vào bằng mũi đều sâu tối đa, ngực nở, bụng phình. Sau đó thở ra bằng miệng thoải mái, tự nhiên, không kìm, không thúc. Hít thở sâu như vậy 10 lần. Hít thở sâu giúp làm tăng tuần hoàn mạch máu.

Các động tác chỉ cần làm đều đặn, nhẹ nhàng, không cần quá nhanh, quá hồ hởi.

Các bài tập ngồi trên ghế

Các bài tập đơn giản cho người bị giãn tĩnh mạch chân

  • Nâng cẳng chân: Thực hiện luân phiên nâng chân phải, chân trái 10 lần. Tiếp theo nâng cả 2 chân: làm 10 lần
  • Nhón chân: thực hiện luân phiên nhón chân phải, nhón chân trái 10 lần. Tiếp theo nhón cả 2 chân cùng một lúc 10 lần.
  • Gập và uốn cong bàn chân: Gập bàn chân phải hướng vào cơ thể. Sau đó uống cong về phía trước. Thực hiện 10 lần. Rồi đổi sang bàn chân trái.
  • Xoay cổ chân: chân phải: xoay cổ chân bàn chân qua bên phải 5 lần. Sau đó đổi qua chân trái. Tiếp theo xoay cổ chân cả 2 chân cùng một lúc theo 2 hướng khác nhau, mỗi hướng 5 lần.
  • Di chuyển 2 chân lên xuống: chân trước bước lên gót chạm đất, chân sau mũi chân chạm đất, thực hiện 20 lần.
  • Nâng chân lên và đạp ra xa: nâng chân lên=> gập bàn chân => sau đó đạp chân ra xa. Thực hiện luân phiên chân phải chân trái 10 lần.

Khi bạn ngồi lâu từ 30 phút đến 1 giờ, bạn nên thực hiện các động tác trên 1 lần.

Các bài tập ở tư thế nằm

  • Gập và uốn cong bàn chân
  • Xoay cổ chân
  • Bắt chéo chân: nâng chân lên rồi bắt chéo chân kia, thực hiện luân phiên mỗi chân 10 lần.
  • Đạp xe đạp: nâng 2 chân lên và thực hiện động tác như đạp xe đạp: thực hiện 20 lần.

Ngoài ra, các hình thức tập luyện như bơi lội, đi bộ, đi bộ nhanh, chạy bộ, tập aerobics, khiêu vũ, rất tốt cho sức khỏe cũng như tốt cho hệ mạch máu.

Các bài tập ở tư thế đứng

Các bài tập ở tư thế đứng

  • Gập và uốn cong bàn chân
  • Xoay cổ chân
  • Đi tại chổ, nâng cao chân: đi 20 bước
  • Ngồi xuống và đứng lên nhón chân: 20 lần
  • Đi nhón chân: 20 bước
  • Đi bằng gót chân: 20 bước

Khi bạn phải đứng lâu từ 30 phút đến 1 giờ, bạn nên thực hiện các động tác trên 1 lần.

Lưu ý cho người bị giãn tĩnh mạch chân khi tham gia hoạt động thể dục thể thao

Những bài tập trên giúp phòng chống, cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh còn có thể lựa chọn các hình thức tập luyện nhẹ nhàng, không gây quá nhiều áp lực lên tĩnh mạch như tập yoga, đi bộ, đạp xe. Tuy nhiên, cần thận trọng với một số hoạt động thể chất có cường độ nặng như chạy bộ, nâng tạ.

Đây là một số lời khuyên hữu ích cho người bị giãn tĩnh mạch khi tập luyện thể dục thể thao:

Mang vớ giãn tĩnh mạch để hỗ trợ máu lưu thông trong tĩnh mạch thuận lợi.
Hít thở đều đặn, nhịp nhàng, không nên nín thở khi gắng sức vì thói quen này ảnh hưởng xấu đến các mạch máu.
Khởi động trước khi tập và thực hiện bài tập thả lỏng sau khi tập xong. Việc thay đổi cường độ hoạt động đột ngột mà không có các giai đoạn chuyển tiếp sẽ không có lợi cho mạch máu và dễ dẫn đến chấn thương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *