Người bị thoát vị địa đệm có được chơi thể thao không?
Vì nhiều nguyên nhân, số người bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ngày một tăng cao. Đặc biệt là nhóm người trẻ đến trung niên, dân văn phòng, các ngành nghề phải ngồi nhiều. Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của người bệnh, thoát vị đĩa đệm còn ảnh hưởng đến sở thích vui chơi giải trí của họ. Bởi một số môn thể thao có thể gây ảnh hưởng xấu tới trình trạng bệnh. Mặc dù việc vận động luôn được khuyến khích cho những ai đang mắc các bệnh về lưng, cột sống. Do đó, các bác sĩ đã dành riêng vài khuyến cáo cho người thoát vị đĩa đệm khi chơi thể thao. Dưới đây là các môn mà người thoát vị đĩa đệm có thể và không thể tham gia.
Mục lục
Các môn thể thao cho người bị thoát vị đĩa đệm
Khi chơi các môn thể thao thường thực hiện các động tác mạnh. Ảnh hưởng rất nhiều đến vết thương tại cột sống. Đó cũng chính là một những nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm. Vì vậy bệnh nhân cần lưu ý không nên chơi các môn thể thao vận động mạnh để tránh làm nghiêm trọng tình trạng bệnh. Các chuyên gia khuyên người bệnh chỉ nên tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức.
Đối với thể trạng của từng người bệnh việc chọn lựa bộ môn thể thao phù hợp là rất quan trọng. Nếu chọn được bài tập phù hợp sẽ rất có ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh.
Đi bộ
Đây là một loại hình thể thao không phải vận động quá mạnh rất dễ tập luyện. Khi có thời gian nghỉ ngơi, người bệnh có thể đi bộ để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Giúp vận động nhịp nhàng, tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Thông qua việc đi bộ, hầu hết các cơ bắp trong cơ thể đều sẽ được kích hoạt. Các bó cơ, dây chằng, xương cốt co giãn giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Tập Yoga
Yoga là bộ môn thể thao có lợi cho người thoát vị đĩa đệm. Với các động tác nhẹ nhàng, từ từ thả lỏng từng bộ phận cơ thể, Yoga làm cho cơ thể người tập trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn. Các bài tập Yoga tốt cho hệ xương khớp như bài tập thiền, bài tập bắc cầu; bài tập tư thế rắn, bài tập gập bụng,….
Bơi lội
Khi thực hiện các động tác bơi đơn giản, thả lỏng cơ thể mỗi ngày giúp người bệnh giảm đau một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, cơ thể người bệnh sẽ được massage nhẹ nhàng nhờ làn nước trong hồ bơi. Giúp giảm áp lực lên đĩa đệm, hệ tuần hoàn máu được lưu thông dễ dàng.
Đạp xe
Đạp xe sẽ làm phát ra các chất nhờn bôi trơn ở các đốt cột sống giúp phần cột sống được hoạt động. Tạo độ linh hoạt trong vận động. Trong quá trình đạp người bệnh cố gắng giữ sao cho lưng thẳng đứng, để cho xương sống thẳng tự nhiên.
Người bị thoát vị đĩa đệm không nên tập những môn thể thao nào?
Tập Gym
Động tác tập gym như cúi xuống và nâng tạ lên sẽ tác động đến cột sống, gây ra sốc. Tương tự, động tác nằm ngửa và đẩy tạ lên cũng có khả năng khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Bởi việc làm xuất hiện các triệu chứng đau dồn dập. Vì vậy, tốt nhất là bệnh nhân nên tránh xa các động tác nâng và đẩy tạ. Để hạn chế gây quá tải cho cột sống, vốn đã bị yếu đi bởi bệnh thoát vị đĩa đệm.
Chạy bộ
Đĩa đệm có vai trò như một bộ phận giúp giảm xóc cho cột sống. Khi bệnh nhân chạy bộ liên tục, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn ép vào chân và thắt lưng. Gây ra căng thẳng tới đĩa đệm. Do đó, đối với vấn đề “Thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?” thì lời khuyên của các chuyên gia là không nên. Bởi vì chạy bộ sẽ làm tăng mức độ trầm trọng của triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng cho bệnh nhân.
Bóng đá
Bóng đá là một môn thể thao rất phổ biến. Nhưng với đặc điểm thường phải di chuyển nhanh, xoay người, thực hiện những cú sút với lực mạnh; tập luyện trong thời gian kéo dài và quá sức khiến cho các cơ vùng háng và cột sống lưng thường xuyên bị áp lực dẫn tới tổn thương.
Các môn thể thao có động tác vặn người (chơi golf, cầu lông, tennis)
Tình trạng thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống thắt lưng ngay trên hông. Vì vậy các động tác vặn người sẽ vô tình khiến cho đĩa đệm bị thoát vị nhanh hơn mức bình thường.
Bóng rổ
Do người chơi phải thực hiện các động tác bật nhảy, xoay người đột ngột và liên tiếp. Thậm chí chạy ở tư thế khom lưng nên không chỉ gây chấn thương cho vùng lưng hông. Mà còn gây ra các vấn đề với cánh tay- cổ tay, khớp gối và cổ chân.
Những lưu ý khi luyện tập dành cho người bị thoát vị đĩa đệm
Khi lựa chọn bất kì môn thể thao nào để tập luyện cũng cần phải chọn kỹ càng, phù hợp với bệnh trạng của bản thân. Dưới đây là những lưu ý người bệnh cần phải nhớ để chơi thể thao đúng cách:
– Khởi động kỹ: Trước khi bước vào tập luyện bất kì môn thể thao nào cũng cần khởi động cơ thể. Cần phải thực hiện các động tác khởi động kỹ và lâu hơn đối với những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm so với người bình thường.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ: Tùy cấp độ bệnh nặng hay nhẹ hay thể trạng người bệnh sẽ có một số môn thể thao phù hợp. Người bệnh nên xét nghiệm kỹ càng, thăm khám, điều trị và lắng nghe lời tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để chọn lựa môn thể thao phù hợp.
– Tập luyện đúng cách: Dù tập bất cứ môn thể thao nào cũng cần tập đúng tư thế, đúng cách, tránh tình trạng trật cơ, trật khớp tác động xấu đến đĩa đệm.
– Kiên nhẫn tập luyện: Thời gian người bệnh nên tập mỗi ngày là từ 30-60 phút. Tránh cố gắng tập quá sức, vội vã sẽ không tốt cho đĩa đệm.