Vì sao người bệnh tiểu đường nên tập thể dục thể thao?
Bên cạnh dùng thuốc, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thì tập thể dục là điều vô cùng cần thiết đối với người bị tiểu đường. Có thể nói đây là “liều thuốc đặc biệt” cho mọi bệnh nhân. Chế độ luyện tập hợp lý, thực hiện đúng cách và đều đặn đóng vai trò hữu ích trong việc tầm soát lượng đường trong máu. Đồng thời còn hỗ trợ làm giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường. Đặc biệt là các biến chứng ảnh hưởng hệ tim mạch. Thực tế, thể dục thể thao đem lại lợi ích gì cho bệnh nhân tiểu đường? Tập luyện thế nào là đúng cách để đem lại hiệu quả tối đa?
Mục lục
Lý do bệnh nhân đái tháo đường nên tập thể dục thể thao
Hiệu quả mong đợi của bất kỳ một bệnh nhân đái tháo đường nào đều muốn là bài tập thể dục có thể làm giảm lượng đường trong máu. Cơ chế này diễn ra theo hai cách như sau:
Đầu tiên tập thể dục có tác dụng làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin. Đây là một loại hormone giúp vận chuyển đường vào trong tế bào và giúp làm giảm đường trong máu. Điều này có nghĩa là giúp các tế bào có khả năng sử dụng insulin tốt hơn và hiệu quả hơn. Để hấp thụ đường từ máu để sử dụng làm năng lượng cho cơ thể.
Thứ hai khi tập thể dục có tác dụng kích thích cơ bắp của bạn cần phải hấp thụ và sử dụng đường làm năng lượng thậm chí không cần tăng nhu cầu insulin.
Chính vì hai lý do trên mà tập thể dục không chỉ làm giảm lượng đường trong máu trong thời gian ngắn. Mà nếu tuân thủ thói quen tập luyện lâu dài cũng góp phần làm giảm mức A1C.
Ngoài ra tập thể dục cũng là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiều biến chứng hàng đầu của bệnh đái tháo đường. Nhất là nhóm bệnh lý tim mạch. Đã có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hoạt động thể lực thường xuyên sẽ làm giảm nồng độ chất béo trong máu mà huyết áp.
Các bài thể dục thể thao phù hợp cho người bị tiểu đường
Luyện tập thể thao sẽ giúp cơ thể dùng năng lượng từ bữa ăn tốt hơn. Các bài thể dục nhẹ nhàng, vừa phải sau đây sẽ vô cùng có lợi cho người bệnh đái tháo đường (tiểu đường)/tiền đái tháo đường:
Yoga 2 lần/tuần
Lợi ích của yoga trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường/tiền đái tháo đường đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Yoga giúp giảm được mỡ thừa cho cơ thể và chống lại kháng insulin. Thêm nữa, bạn có thể cải thiện được chức năng thần kinh đáng kể khi tập yoga.
Bài tập thái cực quyền 2 lần/tuần
Bài tập này được xem như là một viên thần dược giúp kéo dài thời gian tuổi thọ và cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho con người. Một số nghiên cứu gần đây cũng cho rằng, thái cực quyền là bài tập thể dục giúp người bệnh đái tháo đường (tiểu đường)/tiền đái tháo đường. Cải thiện sự cân bằng. Bảo vệ các dây thần kinh khỏi biến chứng nguy hiểm của bệnh thần kinh do đái tháo đường (tiểu đường) gây ra.
Tập Gym
Với mức cường độ cao sẽ làm cho khối lượng cơ bắp của cơ thể bạn tăng lên và tiêu hao năng lượng đáng kể. Chính vì vậy tập gym rất có lợi cho người bệnh đái tháo đường (tiểu đường)/tiền đái tháo đường. Do khi khối lượng cơ lớn tương đương với việc nhu cầu về năng lượng sẽ cao hơn với người bình thường không tập thể hình. Do thế nên các bài tập gym sẽ giúp bạn hạ glucose máu nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên có huấn luyện viên chuyên nghiệp và không nên cố tập liên tục. Mà tập xen kẽ 1 ngày và nghỉ 1 ngày để cơ bắp có thời gian để phục hồi. Đồng thời cũng nên xem xét tình trạng cơ thể và chọn cho mình chế độ thể hình hợp lý nhất bạn nhé.
Nhảy múa và khiêu vũ
Khi thực hiện bài tập này sẽ vừa tốt cho cơ thể của bạn lại còn giúp cải thiện được trí nhớ. Do khi tập luyện sẽ thường xuyên phải nhớ nhiều động tác. Tập nhảy vừa giúp bạn giảm cân hiệu quả lại giúp cơ thể linh hoạt hơn. Cũng như kiểm soát được lượng glucose máu và giảm tải căng thẳng thần kinh. Những người phải hạn chế tập luyện cũng có thể tập các bài nhảy nhẹ nhàng. Và mọi đối tượng đều có thể tập phương pháp vui vẻ này. Theo thống kê 1 người trưởng thành nặng 68kg sẽ đốt cháy được 150 calo trong vòng 30 phút luyện tập.
Đi bộ 3 lần/tuần
Đi bộ nhẹ nhàng là bài tập thể dục quen thuộc cho người bệnh đái tháo đường (tiểu đường)/tiền đái tháo đường. Đi bộ nhanh sẽ giúp bạn giải phóng được năng lượng. Khi hoạt động cơ bắp sẽ giúp kích thích được quá trình vận chuyển của đường từ máu vào tế bào. Đồng thời làm chỉ số glucose máu hạ và tăng sự dẻo dai cho cơ thể. Để có hiệu quả bạn nên duy trì đi bộ kéo dài tầm 50 phút trở lên. Khi đã lựa chọn phương pháp này rồi thì bạn hãy chuẩn bị 1 đôi giày thật thoải mái, vừa vặn và tập với tần suất là 3 ngày mỗi tuần.
Bơi lội
Với cường độ vừa phải, bạn sẽ không bị gây áp lực nhiều lên khớp. Điều này rất tốt cho những người mắc bệnh đái tháo đường/tiền đái tháo đường. Để có được lợi ích cao nhất từ bơi lội, chúng tôi khuyên bạn nên bơi ít nhất ba lần một tuần trong ít nhất mười phút và tăng dần thời lượng tập luyện. Cần có một bữa ăn nhẹ và biết được mức glucose máu của bạn. Cuối cùng, hãy cho nhân viên cứu hộ biết rằng bạn mắc bệnh đái tháo đường/tiền đái tháo đường trước khi xuống bể bơi. Để đề phòng những trường hợp xấu nhất bạn nhé.
Đạp xe
Chỉ cần 1 chiếc xe là có thể dễ dàng thực hiện bài tập, đồng thời đi dạo chơi tham quan nhẹ nhàng. Nếu không muốn bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu, các máy đạp xe trong nhà sẽ là lựa chọn phù hợp với bạn. Khi đạp xe bạn sẽ tăng cường được lượng máu lưu thông về chân, bảo vệ được đôi chân trước các tác động tiêu cực của bệnh đái tháo đường. Lợi ích tuyệt vời này khó có loại thuốc nào có thể làm được.
Các lưu ý khi tập thể dục
Để tránh chấn thương và tai nạn, bạn hãy tập những bài tập giãn cơ trước và sau khi tập thể dục. Đồng thời cũng nên để ý, tránh làm mình bị thương các bạn nhé
Trước, trong và sau khi tập luyện, đảm bảo cơ thể đủ nước.
Hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh trường hợp hạ glucose máu khi đang tập thể dục.
Chọn giày thể thao phù hợp với các bộ môn để tập thể dục
Những lúc không nên tập thể dục
Khi thời tiết xấu (quá lạnh hoặc quá nóng);
Khi cơ thể không khỏe (lạnh, sốt, mệt mỏi, thiếu ngủ, người nôn nao,…);
Huyết áp cao hơn bình thường;
Khi nhịp tim bị gián đoạn, không đều;
Đau cơ, khớp đầu gối và hông;
Kiểm soát lượng glucose trong máu kém.
Những lúc cầ hạn chế tập thể dục
Khi đói;
Sáng sớm (nghỉ ngơi) trước bữa sáng;
Đêm khuya;
Nhiệt độ cơ thể cao hoặc thấp.
Hãy ngừng tập thể dục ngay lập tức nếu các triệu chứng sau xuất hiện
Đánh trống ngực và khó thở;
Chóng mặt, nhức đầu, ra mồ hôi lạnh, run rẩy, tê bàn tay và ngón tay;
Cảm thấy đau và tức ngực, đau bụng;
Đau ở các khớp đầu gối, hông.