Dải Ngân Hà phát ra nguồn năng lượng khủng đến mức nào?
Xung quanh dải Ngân Hà có những gì bạn có biết không? Đó là hàng vạn tiểu hành tinh, bao gồm cả Trái Đất của chúng mình đấy. Hàng vạn ngôi sao lớn nhỏ cũng trải dày đặc ở đấy. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi xem có luồng năng lượng nào tại dải Ngân Hà không? Câu trả lời đích thực là có. Vậy nguồn năng lượng đó nhiều không? Nhiều, rất nhiều. Nguồn năng lượng phát ra từ dải Ngân Hà đích thực là rất lớn. Đặc biệt là ở vùng trung tâm còn có nguồn năng lượng cực đại.
Mục lục
Toàn cảnh dải Ngân Hà
Bức ảnh toàn cảnh kỳ thú được tạo ra từ dữ liệu của Đài quan sát tia X Chandra do NASA vận hành và kính viễn vọng vô tuyến MeerKAT ở Nam Phi. Hình ảnh cũng chứa sợi tia X mang tên G0.17-0.41. Theo các nhà nghiên cứu, G0.17-0.41 có thể hé lộ cơ chế kiểm soát luồng năng lượng và quá trình tiến hóa của dải Ngân Hà.
“Thiên hà giống như một hệ sinh thái”, nhà thiên văn học Daniel Wang ở Đại học Massachusetts, giải thích. “Chúng tôi biết trung tâm của các thiên hà là nơi diễn ra hoạt động và đóng vai trò khổng lồ trong sự tiến hóa của chúng”.
Dải Ngân Hà rất khó nghiên cứu do bị che khuất bởi lớp khí và bụi. Nhưng các nhà khoa học có thể xuyên qua lớp che phủ đó bằng đài quan sát Chandra, sử dụng tia X để quan sát thay vì ánh sáng khả kiến.
Nguồn phát xạ tia X
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society cung cấp hình ảnh rõ nét nhất từ trước đến nay của luồng phát xạ tia X đến từ khu vực gần hố đen ở trung tâm thiên hà. Nhóm nghiên cứu đặc biệt quan tâm tới sợi tia X G0.17-0.41 bởi đây là bằng chứng của sự kiện tái kết nối từ trường đang diễn ra.
Sự kiện tái kết nối từ trường xảy ra khi các từ trường trái dấu kết hợp lại, phát sinh năng lượng cực lớn. Sự kiện này tạo ra cực quang và gây ra lóa mặt trời. Theo Wang, đó là một quá trình dữ dội. Hiện nay, các nhà khoa học cho rằng tái kết nối từ cũng xảy ra ở không gian liên sao và ranh giới phía ngoài của chùm tia đến từ trung tâm dải Ngân Hà.
Kích thước và khối lượng của dải Ngân Hà
Đây là thiên hà lớn thứ nhì nằm trong Nhóm Địa phương. Đường kính ước lượng của Ngân Hà vào khoảng hơn 100,000 năm ánh sáng (30 kpc); và bề dày khoảng 1,000 năm ánh sáng (0.3 kpc). Để dễ hình dung, nếu ta xem Hệ Mặt Trời như một đồng xu thì kích thước của Ngân Hà sẽ tương đương với cả một lục địa lớn. Các tua nhỏ bao quanh nó cũng có thể xem như một phần của Ngân Hà. Do đó làm đường kính tổng thể tăng lên thành 150,000–180,000 năm ánh sáng (46–55 kpc).
Các nhà khoa học vẫn chưa thể kết luận được khối lượng chính xác của Ngân Hà. Tùy thuộc vào phương pháp đo cũng như các số liệu sử dụng mà cho ra các kết quả khác nhau. Dao động từ khoảng 5.8×1011 M☉ (khối lượng mặt trời) đến khoảng 7×1011 M☉; cho đến cận trên 8.5×1011 M☉ – tương đương một nửa Thiên hà Tiên Nữ.
Xem thêm tin tức về khoa học vũ trụ tại đây.