Những điều có thể bạn chưa biết về hành tinh băng giá nhất

Những điều có thể bạn chưa biết về hành tinh băng giá nhất

4 phút, 9 giây để đọc.

Trước tiên bạn cần biết được đâu là hành tinh có nhiệt độ thấp nhất trong hệ Mặt Trời. Đó chính là sao Hải Vương đấy. Từ năm 2006, sao Diêm Vương đã bị loại khỏi danh sách các hành tinh trực thuộc hệ Mặt Trời. Điều này đồng nghĩa với việc sao Hải Vương hiện là hành tinh nằm ở xa nhất so với Mặt Trời. Không giống như những hành tinh khác, sao Hải Vương chỉ là một hội tụ khí. Chúng ta khó mà chạm hay sờ mó được vào sao Hải Vương. Hôm nay cùng khám phá những điều cực thú vị về sao Hải Vương nhé.

Hải Vương là hành tinh lạnh nhất

Là hành tinh lạnh nhất Hệ Mặt trời, có một cơn bão vĩnh cửu với kích thước bằng Trái đất và là hành tinh khí nhỏ nhất chỉ là một vài trong số những sự thật thú vị về sao Hải Vương.

Những điều thú vị về sao Hải Vương

Sao Hải Vương hiện là hành tinh xa nhất tính từ Mặt Trời do sao Diêm Vương đã không còn được coi là một hành tinh vào năm 2006. Sao Hải Vương là một trong những hành tinh khí trong Hệ Mặt trời, nhỏ hơn sao Thiên Vương và có khối lượng gấp 17 lần Trái đất. Những điểm thú vị gồm:

  • Theo NASA, sao Hải Vương tỏa ra nhiều ánh sáng hơn là hấp thụ từ Mặt Trời.
  • Mùa hè trên sao Hải Vương kéo dài 40 năm. Nhiệt độ trong thời gian này ở khoảng âm 200 độ C.
  • Sao Hải Vương có 14 Mặt trăng. Nhưng sao Mộc và sao Thủy còn có nhiều hơn; với lần lượt là 67 và 62 Mặt trăng.
  • Sao Hải Vương được Urbain Le Verrier phát hiện vào năm 1846; sau khi lần đầu tiên quan sát được hành tinh này. Trước đó, sự tồn tại của sao Hải Vương từng chỉ là suy đoán do sự không nhất quán trong việc tính toán quỹ đạo sao Thiên Vương.
  • Tốc độ gió trên sao Hải Vương có thể lên tới hơn 2.000km/h, khiến nó trở thành hành tinh có gió thổi nhanh nhất trong Hệ Mặt trời.

Hải Vương là hành tinh lạnh nhất

Không có nhiều hình ảnh về sao Hải Vương

  • Chỉ có tàu vũ trụ Voyager 2 từng đi qua ở tốc độ đủ gần để ghi lại những hình ảnh về hành tinh này.
  • Mặt Trăng lớn nhất của sao Hải vương là Triton, được phát hiện 17 ngày sau khi hành tinh này được tìm ra.
  • Sao Hải Vương là hành tinh có gió thổi nhanh nhất Hệ Mặt trời.
  • Sao Hải Vương có một cơn bão diễn ra liên tục, còn được gọi là Vết Tối lớn, tương tự như Vết Đỏ lớn trên sao Mộc. Điều khiến cơn bão này trở nên bất thường là nó có kích thước bằng Trái đất.
  • Sao Hải Vương cũng có những vành đai như sao Thổ. Những vành đai này được tạo thành từ bụi và băng.
  • Sao Hải Vương là hành tinh lạnh nhất trong Hệ Mặt trời với nhiệt độ trung bình là âm 214 độ C.
  • Sao Hải Vương là hành tinh nhỏ nhất trong 4 hành tinh khí với bán kính xích đạo là hơn 24.000km.
  • Sao Hải Vương cũng có một cơn bão diễn ra liên tục như cơn bão trên sao Mộc.
  • Hiện vẫn chưa có kế hoạch thăm dò hành tinh này mặc dù NASA đã thông báo về ý định phóng 1 tàu thăm dò tới đây vào năm 2035.
  • Một ngày trên sao Hải Vương chỉ dài hơn 16 tiếng. Tuy nhiên, 1 năm trên sao Hải Vương bằng 164 năm trên Trái đất.
  • Khoảng cách từ sao Hải Vương tới Mặt trời là hơn 45 tỷ km.
  • Chúng ta không thể quan sát sao Hải Vương bằng mắt thường từ Trái đất.

Không có nhiều hình ảnh về sao Hải Vương

Phát hiện sao Hải Vương từ khi nào?

Sao Hải Vương là hành tinh đầu tiên được tìm thấy bằng tính toán lý thuyết. Dựa vào sự nhiễu loạn bất thường của quỹ đạo Sao Thiên Vương; nhà thiên văn Alexis Bouvard đã kết luận rằng quỹ đạo của nó bị nhiễu loạn do tương tác hấp dẫn với một hành tinh nào đó. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1846, nhà thiên văn Johann Galle đã phát hiện ra Sao Hải Vương. Nó ở vị trí lệch 1 độ so với tiên đoán của Urbain Le Verrier. Sau đó ít lâu, người ta cũng khám phá ra Triton. Đó vệ tinh lớn nhất của sao Hải Vương. Trong khi 13 vệ tinh còn lại của nó chỉ được phát hiện trong thế kỷ XX.

Cho tới nay, tàu không gian Voyager 2 là tàu duy nhất bay qua Sao Hải Vương vào ngày 25 tháng 8 năm 1989.

Xem thêm tin tức về khoa học vũ trụ tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *