AI cũng bị thôi miên nếu như có được trí tuệ và suy nghĩ như con người
Thôi miên là một quá trình mà trong đó các chức năng về suy nghĩ có ý thức của đầu óc bị qua mặt và một dạng suy nghĩ để cảm nhận có chọn lọc được thiết lập. Mặc dù có một số người trải qua nhiều kinh nghiệm về sự thay đổi trạng thái của nhận thức và sẽ dễ bị thuyết phục hơn, điều này không đúng cho tất cả mọi người. Thực ra, một số dấu hiệu của sự thôi miên và cả sự thay đổi khách quan có thể đạt được mà không cần sự nghỉ ngơi hay là một quá trình thôi miên lâu dài, một điều làm tăng tính nghi ngờ và nhiều sự hiểu lầm về việc thôi miên và trạng thái bị thôi miên.
Trí tuệ nhân tạo nay đã không còn là chuyện khoa học viễn tưởng. AI ngày nay đã khá thông minh nhưng vẫn chưa có đạt đến sự tự chủ, chúng vẫn cần có sự chỉ huy của con người mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Một câu hỏi thú vị đặt ra là AI đạt đến trình độ suy nghĩ và tư duy giống như con người, chúng cũng có thể bị tin tặc thôi miên và bị lừa gạt như chính chúng ta hay không?
Mục lục
AI cũng có thể bị thôi miên
Nếu AI đạt đến trình độ suy nghĩ và tư duy như con người, chúng cũng có thể bị tin tặc thôi miên và lừa gạt như chính chúng ta. Theo Greene, trí tuệ nhân tạo (AI) đã không còn là chuyện khoa học viễn tưởng. Năm này qua năm khác, chúng ta chứng kiến việc các thuật toán lý thuyết của ngày hôm qua trở thành ứng dụng thực tiễn cho hôm nay.
Greene cho rằng AI ngày nay đã khá thông minh; nhưng vẫn chưa đạt đến sự tự chủ. Ví dụ là việc chưa thể có một robot có khả năng vào bếp; và pha một tách cà phê mà không cần trợ giúp của con người. Theo Greene, AI thật chất không có khả năng tự suy nghĩ, không có trí nhớ và động lực. Chúng chỉ có thể hành động theo những gì được lập trình sẵn.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu vẫn tin rằng; vẫn có những phương pháp có thể áp dụng để làm ra một dạng trí tuệ nhân tạo “tự nhiên” hơn. Một trong những cách phổ biến nhất là tạo ra một mạng lưới thần kinh nhân tạo bắt chước hoạt động não bộ của con người. Nếu điều đó xảy ra, điều quan trọng phải đảm bảo; là những robot AI đó sẽ không dễ bị “thôi miên” như con người chúng ta.
Nghiên cứu về thuật thôi miên
Thuật thôi miên là lĩnh vực còn gây nhiều tranh cãi. Theo Greene, thôi miên tương tự trạng thái “tỉnh thức” trong tâm lý học hiện đại; hay “chánh niệm” trong Phật giáo (Mindfullness). Nó là sự tập trung toàn bộ sự nhận thức của một người vào một sự vật, sự việc tại một thời điểm; mà không để mọi thứ xung quanh tác động làm phân tâm.
Các nhà khoa học trong những nghiên cứu về thôi miên; đã tìm ra một vài kỹ thuật để chứng minh giả thiết rằng một số người có thể bị đưa vào trạng thái ý thức khác; thông qua việc lặp đi lặp lại một từ ngữ nào đó. Vì vậy, Greene nghĩ rằng nếu con người có thể bị thôi miên; AI hay robot cũng có thể bị tương tự.
Bởi vì, khi con người cung cấp hoặc gắn nhãn cho máy móc một lượng lớn dữ liệu; chúng cũng sẽ mang theo ít nhiều suy nghĩ của con người. Đó là lý do tại sao GPT-3, một AI tạo văn bản, kỳ thị người Hồi giáo; hoặc tại sao Đại học MIT có thể tạo ra một robot “tâm thần” Norman; bằng việc cố tình “dạy” nó những thông tin sai lệch lấy trên trang Reddit.
Kết luận của Greene
Chúng ta càng tiến gần đến việc mô phỏng cách con người học; và tư duy cho hệ thống trí tuệ nhân tạo, khả năng những “bộ não nhân tạo” này bị lợi dụng càng cao. Chúng ta cần phải chuẩn bị cho một kịch bản khi mà tin tặc có thể vượt qua hệ thống bảo mật bằng việc “thôi miên” AI; với những thủ thuật vốn không hiệu quả với máy tính truyền thống. Chẳng hạn AI lắng nghe có thể bị lừa bằng âm thanh; AI nhìn cũng có thể bị qua mặt bằng hình ảnh…
Cuối bài phân tích của mình, Greene kết luận rằng về mặt lý thuyết; nếu AI xử lý được thông tin giống như cách con người tư duy, chúng hoàn toàn có khả năng bị thôi miên; hoặc bị lừa gạt giống với con người chúng ta.