Bật mí 7 sai lầm khiến việc vệ sinh nhà bếp trở nên khó khăn

Bật mí 7 sai lầm khiến việc vệ sinh nhà bếp trở nên khó khăn

7 phút, 0 giây để đọc.

Chuẩn bị cho buổi hợp mặt gia đình có thể sẽ là niềm vui, nhưng việc dọn dẹp nhà bếp sau đó có thể khiến chúng ta cảm thấy lo lắng và mệt mỏi. Công đoạn này nhanh hay chậm, dễ hay khó là tùy thuộc vào tay nghề của mỗi người. Làm sạch và khử trùng cho căn bếp là công việc mệt mỏi nhất sau khi nấu ăn. Nhưng đôi khi chỉ với một số mẹo nhỏ thôi là công việc dọn dẹp sẽ trở nên đơn giản, ngược lại chỉ với vài lỗi nhỏ cũng có thể khiến công việc này khó khăn hơn rất nhiều. Trên đây là một số sai lầm khiến việc vệ sinh nhà bếp khó khăn hơn, cùng zunelives điểm qua những sai lầm này và khắc phục ngay nhé!

7 sai lầm khiến việc vệ sinh nhà bếp khó khăn hơn

Nhà bếp lộn xộn gây cản trở quá trình dọn dẹp

Nhà bếp lộn xộn gây cản trở quá trình dọn dẹp

Nhà bếp sang trọng hay tối giản còn tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Nhưng một nhà bếp lộn xộn là do cách sắp xếp của người dùng. Nó sẽ khiến việc dọn dẹp trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Điều này thể hiện rõ ở quầy bếp của bạn – nơi ẩn náu của rất nhiều các thiết bị hay vật dụng không dùng đến hoặc không liên quan đến công việc nấu nướng hằng ngày chỉ vì tính tiện đâu để đấy của các thành viên trong nhà. Chẳng hạn như bát đĩa cần cất đi, mũ và khẩu trang khi đi làm về; máy ép hoa quả thi thoảng mới sử dụng, bộ dụng cụ sửa chữa, truyện tranh,…

Khi đó, nếu bạn muốn dọn dẹp nhà bếp, riêng quầy bếp thôi cũng đã tốn rất nhiều thời gian và công sức. Hãy thử nghĩ xem, bạn sẽ phải di chuyển hàng chục món đồ từ quầy bếp đến vị trí thích hợp trước khi lau dọn, đồng thời nếu không muốn chúng lây bẩn khắp nơi thì bạn cũng phải vệ sinh từng món đồ đó trước khi di chuyển,…

Vì vậy, lời khuyên cho bạn là hãy nhìn kỹ quầy bếp và xem xét: Tôi có sử dụng thiết bị đó hàng ngày không? Cái ô này có cần thiết để trong nhà bếp không?,… Nếu không, bạn đừng đặt nó trong nhà bếp hoặc di chuyển chúng sang chỗ khác ngay. Hãy để mọi vật ở vị trí đúng với mục đích sử dụng. Nghiêm túc thực hiện nguyên tắc này chắc chắn bạn sẽ tạo được sự khác biệt đáng kể cho căn bếp.

Để bát đĩa, xoang nồi bẩn quá lâu

Bạn càng để bát đĩa bẩn bám lâu, chúng càng khó làm sạch hơn. Theo các phân tích khoa học, thức ăn thừa khô đi, vết bẩn cứng lại sẽ càng trở nên khó làm sạch hơn, chưa kể đến việc nó tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên rửa bát bằng tay hoặc bằng máy ngay sau khi sử dụng.

Nếu bạn cảm thấy không muốn làm điều đó ngay sau khi ăn thì hãy nhớ điều này: Các món ăn thừa, bẩn không được để hết vào bồn rửa. Bạn hãy vét sạch đồ thừa trên bát đĩa trước khi đặt chúng vào máy rửa bát; hoặc xếp chồng lên nhau trong bồn. Nếu bạn có xoong và chảo cần ngâm, hãy đổ đầy nước nóng và xà phòng rồi vớt chúng ra khỏi bồn rửa. Bằng cách đó, đến lúc rửa, bạn sẽ thực hiện công việc này dễ dàng hơn.

Dụng cụ vệ sinh vừa bẩn vừa lộn xộn

Đồ dùng làm sạch của bạn trông như thế nào? Bạn có nửa tá chai xà phòng rửa bát đã gần cạn, một vài miếng bọt biển đã rách,… Lời khuyên là bạn không cần nhiều vật dụng đến thế. Hầu hết các công việc có thể được thực hiện chỉ với xà phòng rửa bát và một miếng vải sợi nhỏ. Việc có quá nhiều dụng cụ làm sạch không chỉ tốn diện tích nhà bếp mà còn khiến bạn lúng túng khi lựa chọn vật dụng hoặc sử dụng nhầm dụng cụ kém sạch, làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn.

Do vậy, trước tiên, bạn hãy thu thập tất cả các dụng cụ vệ sinh nhà bếp. Hãy đánh giá lại xem cái nào cần dùng thì giữ lại, cất giữ nơi khô ráo, sạch sẽ. Đối với những những thứ như miếng bọt biển cũ, bàn chải cọ có dính thức ăn,… Bạn hãy dứt khoát vứt bỏ.

Để vết dầu mỡ bám quá lâu

Để vết dầu mỡ bám quá lâu

Về cơ bản, mọi cách làm sạch nhà bếp đều cần bắt đầu ngay sau khi vết bẩn xuất hiện. Bạn đừng nên để chúng lâu, dính két thì càng khó làm sạch. Chưa kể lâu ngày, căn bếp sẽ trở nên loang lổ, cũ kỹ, mất thẩm mỹ. Cụ thể, cách tốt nhất để giữ sạch sẽ bếp núc là nhanh chóng lau sạch các chất tràn, bắn ra ngoài như: Sốt cà chua, dầu chiên, sợi mì ống,… Nếu bạn làm sạch sớm, vết bẩn sẽ dễ dàng biến mất trả lại không gian sạch sẽ cho căn nhà.

Sắp xếp kệ tủ, kệ bếp không hợp lý

Mọi thứ phải ở đúng vị trí của nó! – Đó là một câu nói truyền thống trong việc sắp xếp đồ đạc. Nếu tủ bếp của bạn là một mớ hỗn độn, vô tổ chức thì dù bạn có bao nhiêu tủ vẫn sẽ không cất giữ hết được đồ đạc, tức là không tận dụng được hết không gian lưu trữ của tủ bếp. Chẳng hạn bạn lấy chai dầu ô liu ra để sử dụng. Nhưng khi xong việc bạn không tìm được chỗ để đặt nó trở lại.

Rõ ràng nếu bạn để đồ đạc quá lộn xộn thì tất nhiên việc thu dọn sẽ khó hơn mức cần thiết. Vì vậy, hãy quy định vị trí để phù hợp cho từng món đồ. Hãy đảm bảo chúng luôn được sắp xếp một cách khoa học, đúng nơi đúng chỗ. Nếu bạn thực sự thiếu tủ để chứa đựng đồ đạc, hãy xem xét bổ sung một số thiết bị tiết kiệm không gian; hoặc tận dụng tường và sàn nhà để tăng không gian lưu trữ, giúp nhà bếp luôn gọn gàng. Khi đó, việc dọn dẹp nhà bếp đương nhiên sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.

Không vệ sinh nhà bếp mỗi ngày

Nhà bếp là nơi chế biến ra những món ăn ngon mỗi ngày. Tuy nhiên, trong quá trình sơ chế và nấu nướng; các dụng cụ và bề mặt vật dụng bị bám dầu mỡ, khói cũng như bụi bẩn,… Tất cả tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hoặc nấm mốc. Từ đó những vi khuẩn lây bệnh sẽ sinh sôi. Đặc biệt đối với những căn bếp thiếu máy hút bụi hoặc không đủ độ thông thoáng. Vì vậy, việc giữ cho bếp sạch sẽ mỗi ngày cũng góp phần giữ gìn vệ sinh chung. Nó sẽ đảm bảo sức khỏe cho mỗi thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, một căn bếp sạch sẽ, thơm mát sẽ khiến tâm trạng của cả người nấu và người thưởng thức được thoải mái, vui vẻ hơn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, còn gì tuyệt vời hơn khi gia đình được quây quần bên nhau. Hãy cùng nhau ăn bữa cơm ấm cúng trong căn bếp thoáng mát và sạch sẽ phải không nào.

Không vệ sinh bề mặt bếp sau khi nấu xong

Đây là khu vực vô cùng quan trọng vì thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm, các dụng cụ. Vì vậy, hãy dành ra 5 -10 phút mỗi ngày để làm sạch khu vực này ngay sau mỗi lần nấu ăn. Bạn có thể tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên như chanh, baking soda hay muối để làm sạch bề mặt bếp. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả làm sạch, bạn cần có sự hỗ trợ của các sản phẩm vệ sinh bếp chuyên dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *