Dải thiên hà chứa Trái Đất bị siết chặt trong vòng xoáy

Dải thiên hà chứa Trái Đất bị siết chặt trong vòng xoáy

3 phút, 36 giây để đọc.

Đố các bạn biết Trái Đất của chúng ta thuộc dải thiên hà nào đấy? Câu trả lời chính là dải thiên hà Milky Way. Trong vũ trụ, đây được xem là dải thiên hà lớn thứ hai. Quá khứ của dải thiên hà này theo nghiên cứu là do sự xuất hiện của một quái vật nào đó, nó đã nuốt chửng các thiên hà nhỏ xung quanh để tạo thành thiên hà lớn hơn. Mới đây, các nhà khoa học đưa tin rằng dải thiên hà này đang bị siết rất chặt lại bởi một vòng xoáy cực mạnh. Nó có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ của dải thiên hà.

Trái Đất trong dải thiên hà đã quay chậm lại

Các nhà khoa học Anh phát hiện ra rằng thiên hà chứa Trái Đất đã quay chậm hơn đến 24% so với khi nó bắt đầu hình thành, do một bóng ma gây ra. Nghiên cứu phối hợp giữa Đại học Oxford và University College London (UCL, thuộc Đại học London) khẳng định chính “vầng hào quang vật chất tố” vây chặt lấy thiên hà chứa Trái đất Milky Way đã kìm hãm tốc độ quay.

Theo Sci-News, các mô hình thiên hà cho thấy tốc độ quay của thanh thiên hà Milky Way vẫn đang chậm lại dần. So với khi mới hình thành, tốc độ hiện tại chậm hơn đến 24%. Thanh thiên hà là một trục vô hình của thiên hà, được định vị bởi “dòng Hercules” – một nhóm sao khổng lồ bị giữ lại bởi lực hấp dẫn của thanh thiên hà. Thanh thiên hà quay càng chậm, các ngôi sao này càng chạy ra xa khu vực trung tâm để giữ cho chu kỳ quỹ đạo của chúng khớp với chu kỳ quay của thiên hà.

Dấu vết hóa học của những ngôi sao này cho thấy chúng đã di chuyển rất nhiều, bởi đó là dạng sao giàu kim loại vốn phải hình thành ở nơi sâu hơn về phía lõi thiên hà. Nơi chúng đang trú ngụ chỉ đủ hình thành loại sao với mật độ kim loại bằng 1/10. Từ đó, các tác giả đã tính toán ra sự quay chậm lại của thiên hà.

Trái Đất trong dải thiên hà đã quay chậm lại

Điều gì đã ảnh hưởng đến dải thiên hà Milky Way?

Vậy thứ gì đủ sức mạnh để kìm hãm vận động Milky Way? Đó là một thiên hà to lớn, mạnh mẽ, thuộc dạng thiên hà “quái vật” trong vũ trụ? Theo tiến sĩ Ralph Schoenrich từ Phòng thí nghiệm Khoa học không gian Mullard tại UCL; đó phải là vật chất tối.

Từ lâu, giới thiên văn đã cho rằng Milky Way rộng hơn chúng ta tưởng tượng. Vì ngoài đĩa ánh sáng nhìn thấy được; còn một “vầng hào quang vật chất tối” to lớn hơn nhiều bọc xung quanh. Chúng ta không thể quan sát bằng các phương tiện thiên văn hiện đại.

Nhưng nghiên cứu vừa công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society này đã mở ra một “cửa sổ nhìn vào vật chất tối. Rõ ràng nó đang tồn tại như một chiếc vòng kim cô. Nó siết lấy chiếc đĩa ánh sáng đầy sao và hành tinh của thiên hà chứa Trái Đất”.

Điều gì đã ảnh hưởng đến dải thiên hà Milky Way?

Thiên hà là gì?

Thiên hà chứa rất nhiều hành tinh, hệ sao, quần tinh và các loại đám mây liên sao. Ở giữa những thiên thể này là môi trường liên sao bao gồm khí, bụi và tia vũ trụ. Các lỗ đen siêu khối lượng nằm tại trung tâm của hầu hết các thiên hà. Chúng có thể là nguồn gốc cho những nhân thiên hà. Cũng là hoạt động được tìm thấy tại tâm ở một số thiên hà.

Vì lý do lịch sử mà thiên hà được phân loại theo hình dáng bề ngoài của chúng, thường được nhắc tới như là hình thái học biểu kiến của chúng. Một dạng thường gặp là thiên hà elip; mà hình dáng tổng thể của nó giống như hình elip (hay dạng khối ellipsoid 3 chiều). Thiên hà xoắn ốc có dạng đĩa với những nhánh bụi xoắn ốc chứa các sao và những thiên thể khác.

Xem thêm tin tức về khoa học vũ trụ tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *