Airlander 10 – Máy bay khinh khí cầu vừa hiện đại vừa bảo vệ môi trường
Với khoa học, công nghệ ngày càng phát triển hiện đại và tiến bộ không ngừng, nhiều phát minh mới có giá trị được ra đời nhiều hơn. Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu phải kể đến là tình trạng giao thông trên toàn cầu. Như chúng ta đã biết dân số ngày một tăng lên sẽ kéo theo nhu cầu sử dụng phương tiện di chuyển cũng ngày một đa dạng hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính làm tình trạng giao thông diễn ra phức tạp và khó kiểm soát ở nhiều Quốc gia. Để giải quyết vấn đề này Hybrid Air Vehicles vừa cho ra mắt máy bay kết hợp với khinh khí cầu mang tên Airlander 10 với hi vọng có thể vừa bảo vệ môi trường vừa góp phần cách mạng hóa giao thông trên nhiều khu vực khi trình làng.
Mục lục
Đôi nét về hành trình bay và cấu tạo của Airlander 10
Công ty Hybrid Air Vehicles công bố thiết kế mới của máy bay lai khinh khí cầu có thể cách mạng hóa giao thông giữa các thành phố. Ngoài ra cũng giúp giảm thải khí CO2 đáng kể. Theo Hybrid Air Vehicles, phương tiện mang tên Airlander 10 với cấu tạo một phần giống khinh khí cầu. Điều này rất phù hợp với hành trình từ thành phố này tới thành phố khác. Như Liverpool – Belfast (Anh), Barcelona – Palma (Tây Ban Nha), hoặc Seattle – Vancouver (Canada).
Nội thất của máy bay Airlander 10 được đánh giá là rất cao cấp và sang trọng. Trong máy bay có tổng cộng 10 phòng ngủ riêng, quầy bar và khu vực tiếp khách. Thiết kế sàn nhìn xuyên thấu sẽ mang đến cho hành khách tầm nhìn tuyệt vời ở mọi góc độ từ độ cao 4.900 m.
Hành trình bằng máy bay lai khinh khí cầu có thể dài hơn một chút so với máy bay thường. Ví dụ, chuyến bay từ Liverpool tới Belfast qua biển Ireland dài xấp xỉ 4 giờ 24 phút. Bao gồm soát vé và kiểm tra an ninh. Trong khi bay bằng Airlander 10 mất 5 giờ 20 phút. Tuy nhiên, phương tiện chỉ thải 4,75 kg CO2 trên mỗi hành khách. So với 67,75 kg CO2 nếu di chuyển bằng máy bay thường.
Airlander 10 giảm thải tối đa lượng CO2, thân thiện với môi trường
Hybrid Air Vehicles cho biết mẫu Airlander 10 tiêu chuẩn có thể hoàn thành cùng hành trình với lượng khí thải ít hơn 75% so với máy bay truyền thống. Họ hy vọng có thể giới thiệu phiên bản lai điện. Loại này giúp giảm 90% khí thải vào năm 2025. Và cả phiên bản hoạt động hoàn toàn bằng điện không thải khí vào năm 2030.
Khoảng 2,4% khí thải CO2 trên toàn cầu đến từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong công nghiệp hàng không. Và còn có cả từ vệt hơi nước do máy bay giải phóng. Đóng góp 5% vào sự ấm lên toàn cầu. Ngoài nỗ lực bảo vệ môi trường, Hybrid Air Vehicles còn hy vọng có thể đem lại trải nghiệm thoải mái hơn cho hành khách. Bằng cách cải thiện ghế ngồi và khoảng duỗi chân tối thiểu.
Hybrid Air Vehicles đã bay thử nguyên mẫu cỡ lớn của Airlander 10. Công ty chi 150 triệu USD để phát triển Airlander 10 và công nghệ đi kèm. Họ nhận được vốn trợ cấp từ cả châu Âu và Anh. Cũng như kinh phí đầu tư từ Bộ Quốc phòng Mỹ.
Hybrid Air Vehicles kỳ vọng mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng
Theo Iflscience, với loại phương tiện bay mới này, Hybrid Air Vehicles kỳ vọng sẽ tạo ra cuộc cách mạng đột phá trong hoạt động đi lại của con người. Đồng thời giảm lượng khí thải carbon ra môi trường. Theo đại diện Hybrid Air Vehicles, Airlander 10 muốn gửi gắm thông điệp tới mọi người. Đó là biến việc bay lượn trên bầu trời trở thành một trải nghiệm đáng nhớ. Hơn là việc di chuyển đơn thuần.
Với mục đích thu hút và đáp ứng nhu cầu của những người đam mê du lịch hàng không. Hybrid Air Vehicles cũng hy vọng khí cầu bay sẽ giúp du khách trải nghiệm thú vị hơn và thoải mái hơn. So với việc phải ngồi tại ghế cố định, chỗ để chân chật chội như trên máy bay thông thường hiện nay. “Trong nhiều thập kỷ bay từ điểm A đến B, du khách phải ngồi trong một ‘ống kim loại’ có cửa sổ nhỏ. Một điều cần thiết nhưng không phải lúc nào cũng thoải mái. Trên Airlander, toàn bộ trải nghiệm đều dễ chịu. Thậm chí là thú vị”. George Land, Giám đốc Phát triển kinh doanh thương mại tại Hybrid Air Vehicle, cho biết.
Cập nhật thêm nhiều thông tin liên quan khác tại Công nghệ mới.