Ứng dụng trí thông minh nhân tạo vào nghiên cứu bệnh ung thư
Hiện nay, các bác sĩ có thể bắt đầu điều trị ung thư là nhờ vào ứng dụng AI mới đã được phát triển tại Đại học Surrey và ứng dụng này cũng có khả năng dự đoán các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Với những gì đã phát hiện được ở trong nghiên cứu đầu tiên về ứng dụng này, đã được công bố ở trên tạp chí PLO One, từ các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Tầm nhìn, Ngôn ngữ và Xử lý tín hiệu (CVSSP) ở tại Đại học Surrey.
Họ đã mô tả lại chi tiết cách họ tạo ra hai mô hình một loại máy có thể dự đoán chính xác mức độ nghiêm trọng của cả ba triệu chứng phổ biến mà bệnh nhân ung thư phải đối mặt đó là trầm cảm, hay lo lắng và rối loạn giấc ngủ. Và tất cả 3 triệu chứng trên đều ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư. Ứng dụng AI có thể được sử dụng để mà tạo ra các giải pháp có tác động tích cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Sử dụng trí tuệ nhân tạo vào việc chống ung thư biểu mô cũng là nội dung bài viết dưới đây sẽ trình bày.
Ứng dụng AI vào điều trị ung thư
Thí nghiệm nghiên cứu gen quốc tế do Đại học Leicester chủ trì; đã ứng dụng trí thông minh nhân tạo (AI) vào nghiên cứu một dạng ung thư mạnh. Kết quả nghiên cứu này có thể cải thiện tình trạng của bệnh nhân. Ung thư trung biểu mô được xác định là do hít phải các hạt amiang, nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở niêm mạc phổi hoặc bụng.
Hiện tại, có rất ít khả năng sống sót khi nhiễm amiang; chỉ có 7% số người sống sót trên 5 năm sau khi chẩn đoán bị nhiễm amiang. Thông thường thời gian sống sót trung bình chỉ khoảng từ 12 đến 18 tháng. Một nghiên cứu mới do Chương trình nghiên cứu ung thư trung biểu mô do đại học Leicester thực hiện hiện đã tiết lộ.
Sử dụng phân tích AI để nghiên cứu trình tự DNA của các khối u trung biểu mô; qua đó phát hiện rằng các tế bào ung thư này phát triển theo hướng tương tự; hoặc lặp lại giữa các tế bào. Dựa trên cách thức này có thể dự đoán mức độ tích cực; và liệu pháp điều trị phù hợp với căn bệnh ung thư không thể chữa khỏi này.
Giáo sư Dean Fennell, Chủ tịch Khoa Ung thư Y tế Lồng ngực tại Đại học Leicester; đồng thời là Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Ung thư Trung biểu mô Leicester cho biết: Từ lâu, người ta đã phát hiện rằng amiang là nguyên nhân gây ra ung thư trung biểu mô. Tuy nhiên điều này xảy ra như thế nào vẫn còn là một bí ẩn.
Nghiên cứu trị liệu ung thư biểu mô
Việc sử dụng AI để xem xét các ‘dữ liệu lớn’ về bộ gen; công trình này sẽ cho chúng ta thấy được các khối u trung biểu mô đột biến có trật tự trong quá trình phát triển. Nhờ vậy mà có thể dự đoán được bệnh nhân có thể sống sót trong bao lâu để đề ra các điều trị thích hợp nhất; điều mà Leicester hướng tới thông qua các sáng kiến thử nghiệm lâm sàng.
Mặc dù việc sử dụng amiang hiện đã bị cấm; cũng như hàng loạt các quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng chất này – mỗi năm có khoảng 25 người được chẩn đoán mắc bệnh u trung biểu mô ở Leicestershire; và 190 người được chẩn đoán ở East Midlands.
Các trường hợp ung thư trung biểu mô ở Anh đã tăng 61% kể từ đầu những năm 1990. Cho đến gần đây, hóa trị là sự lựa chọn được cấp phép duy nhất; để diều trị cho bệnh nhân ung thư trung biểu mô. Tuy nhiên, việc điều trị trở nên hạn chế khi bệnh nhân ngưng đáp ứng thuốc.
Giáo sư Fennell phối hợp với Đại học Southampton; gần đây đã tạo ra một bước đột phá lớn trong việc điều trị căn bệnh này. Khi chứng minh rằng việc sử dụng một loại thuốc điều trị miễn dịch có tên là nivolumab; giúp tăng khả năng sống sót và ổn định bệnh cho bệnh nhân. Đây là thử nghiệm đầu tiên chứng minh khả năng sống sót được cải thiện; ở những bệnh nhân bị ung thư trung biểu mô tái phát.